Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 14/01/2017
Ngày cập nhật:
16/1/2017
61 tuổi, ông Trần Toán (thôn Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn cần mẫn nuôi đàn bồ câu và có thu nhập ổn định.
Bén duyên
Ông Toán cho biết, hơn 10 năm trước, ông nuôi một bầy vịt đàn, đem lại thu nhập đáng kể, nhưng do vịt chạy khắp các ruộng, nhiều người xua đuổi khiến ông cực nhọc, vì thế ông đã bỏ công việc này.
Ông Toán chăm sóc bồ câu
Đến năm 2013, tình cờ xem chương trình “Bạn của nhà nông” trên ti vi, thấy mô hình nuôi chim bồ câu của một nông dân khá mới lạ, có thể học hỏi được vì loài chim này ít tốn công sức, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế lại cao nên ông đã làm chuồng, máng ăn, rào lưới... Sau đó ông bỏ vốn mua 30 cặp bồ câu ở Quảng Trị, rồi vào TP. Hồ Chí Minh mua thêm 6 cặp về nuôi trong vườn nhà với diện tích hơn 100m2.
Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm và không nắm kỹ thuật chăm sóc, ông Toán gặp không ít khó khăn. Bồ câu ông nuôi ủ rũ, ốm yếu vì môi trường thay đổi, thức ăn chưa phù hợp. Kể từ đó, ông lên mạng, đọc sách báo để tìm hiểu phương pháp, kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc… cũng như học hỏi kinh nghiệm từ nhiều hộ nuôi bồ câu, tìm ra cách nuôi tốt nhất.
Cuối cùng, ông rút ra cho mình phương pháp nuôi hiệu quả: Thức ăn chủ yếu là lúa, bột nuôi gà. Mỗi ngày cho ăn 2 lần với khoảng 15kg bột và 15kg lúa và luôn để sẵn thức ăn ở máng để đảm bảo cho bồ câu được no. Máng ăn dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại. Ông thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Từ đó đàn bồ câu của ông Toán phát triển tương đối tốt. “Nuôi bồ câu phải am hiểu tập tính của nó, vì trong kỹ thuật không hướng dẫn cụ thể nên chủ yếu tự mày mò rồi rút ra kinh nghiệm để nuôi...”, ông Toán chia sẻ.
Thu nhập ổn định
Mỗi tháng bồ câu đẻ 2 trứng rồi tự ấp trong chuồng. Nuôi khoảng hai tuần tuổi sẽ ra ràng (mọc đủ lông) rồi đem bán. Nhân viên ở các nhà hàng đến mua để làm cháo dinh dưỡng hoặc vợ chồng ông đem đi bỏ ở các chợ.
Ông Toán cho biết, ban đầu đầu ra còn chậm, vì vậy ông phải đi khắp nơi và rất khó khăn để tìm bạn hàng. Về sau bồ câu nuôi càng to, chất lượng thịt tốt nên tiếng tăm càng vang xa. Theo ông Toán, nuôi bồ câu có cái khó ở chỗ, qua 15 ngày mà không bán được bồ câu ra ràng thì nó sẽ chuyển sang bồ câu già, lúc ấy chất dinh dưỡng không bằng bồ câu ra ràng, ít được khách mua. Trung bình mỗi tháng, ông Toán bán 150 - 200 cặp bồ câu ra ràng, giá khoảng 85.000 đồng/cặp nếu mua tại nhà, 100.000 đồng/cặp nếu đem đi bán, thu được được 12- 17 triệu đồng. Ông còn bán bồ câu giống với giá từ 150.000 - 300.000 đồng.
Hiện tại, trang trại của ông luôn duy trì ở mức 350 cặp bồ câu bố mẹ. Mỗi năm ông lãi trên dưới 100 triệu đồng, dùng để nuôi 2 con học đại học. Ông Toán cho hay, do hai vợ chồng ông tuổi đã cao nên không mở rộng thêm số lượng. Để tận dụng thức ăn dư của chim bồ câu, ông nuôi thêm vài chục con gà, qua đó kiếm thêm thu nhập.
Thấy việc nuôi bồ câu của ông Toán mang lại nguồn thu cao, dễ áp dụng, bà con lân cận đã tìm đến nhà ông để học hỏi kinh nghiệm và không ít người đã bước đầu thành công.
VĂN DINH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.