• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển chăn nuôi: Cần đa dạng hóa vật nuôi

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 10/07/2017
Ngày cập nhật: 13/7/2017

Với một tỉnh giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, cùng với thế mạnh chủ lực cây lúa và con tôm, Bạc Liêu còn có thể phát triển mạnh các mô hình sản xuất khác, đặc biệt là chăn nuôi. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi được khuyến khích phát triển lâu nay vẫn là chăn nuôi heo và gia cầm. Trong khi đó, còn nhiều đối tượng nuôi khác như: trâu, bò, dê đã và đang trở thành mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao, giúp nhiều nông dân làm giàu.

Mô hình nuôi trâu ở huyện Phước Long. Ảnh: L.D

Lợi nhuận cao

Từ lâu, nghề chăn nuôi đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở nông thôn, do tranh thủ được nguồn thức ăn từ tự nhiên và mang lại lợi nhuận khá cao. Thế nhưng, phần lớn chỉ tập trung phát triển đàn heo và đàn gia cầm. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều hộ chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá heo hơi thấp hơn giá thành sản xuất từ 8.000 - 11.000 đồng/kg; theo đó, thịt heo liên tục rớt giá, từ 40.000 đồng/kg giảm xuống còn 27.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất chỉ còn 18.000 đồng/kg. Song, đến nay Bạc Liêu có tổng đàn heo trên 249.860 con và tiếp tục tăng 1,4%. Hay trong phát triển đàn gia cầm, trong 6 tháng đầu năm 2017, ở huyện Phước Long xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm, phải tiêu hủy hơn 7.750 con, nhưng đàn gia cầm vẫn phát triển 2.436.000 con, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong khi đàn trâu, bò chỉ có 2.634 con và giảm 6,47% so với cùng kỳ.

Phản ánh thực trạng trên để thấy rằng, ngoài đối tượng nuôi là heo và gia cầm, các địa phương cần khuyến khích nông dân phát triển thêm các đối tượng nuôi khác như: trâu, bò, dê... nhằm góp phần đa đạng hóa vật nuôi, giảm áp lực về đầu ra và chủ động được nguồn cung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc. Bởi phần lớn nguồn thịt trâu, bò, dê bày bán tại các chợ điểm trên địa bàn tỉnh hiện nay đều nhập từ các tỉnh khác về để giết mổ, hoặc nhập thịt đông lạnh từ các nơi khác và gần như rất khó kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm và cả nguồn gốc, xuất xứ.

Trên thực tế, mô hình nuôi trâu, bò, dê đã và đang được một số nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại lợi nhuận khá cao. Cụ thể, tại địa bàn huyện Đông Hải, chỉ tính riêng mô hình nuôi dê thương phẩm ở xã An Phúc cũng có trên 1.530 con. Đây được đánh giá là mô hình nuôi sản xuất hiệu quả. Đơn cử như hộ ông Lê Văn Phương (ấp Long Phú) nuôi 35 con dê (20 con mẹ), trong năm 2016 cho thu lãi trên 56 triệu đồng. Hay hộ ông Nguyễn Ngọc Danh (ngụ cùng ấp) nuôi 70 con (45 con mẹ) cũng cho lợi nhuận trên 60 triệu đồng... Đặc biệt, mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo để giết thịt của một số hộ nông dân ở thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm. Những mô hình trên rất cần được khuyến khích nhân rộng để giải quyết thời gian nhàn rỗi cũng như tăng thu nhập cho nông dân.

Cần được hỗ trợ

Một trong những mục tiêu quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành Chăn nuôi từ nay đến năm 2020, đó là cùng với phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi cho năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng, phát triển bền vững, Bạc Liêu phấn đấu phát triển đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và hướng đến xuất khẩu vào năm 2030.

Do vậy, để phát triển mạnh nghề chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê… rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi về tín dụng. Bởi áp dụng các mô hình chăn nuôi này cần vốn đầu tư lớn, vì không thể áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, mà phải áp dụng các mô hình chăn nuôi trang trại an toàn sinh học nằm ngoài khu dân cư, gắn với giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Có như vậy mới tổ chức và hình thành được chuỗi giá trị sản xuất thông qua việc liên kết giữa đầu vào và đầu ra, đảm bảo nông dân sản xuất có lãi, tạo ra sản phẩm cạnh tranh cao và có thương hiệu để hướng đến thị trường xuất khẩu.

Tú Anh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang