• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kinh nghiệm chăm sóc tiêu của một nhà nông

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 27/06/2017
Ngày cập nhật: 29/6/2017

Qua giới thiệu chúng tôi đến nhà anh Huỳnh Minh Ngọc (36 tuổi), ấp 4, xã Minh Tâm (Hớn Quản, Bình Phước), người có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc tiêu. Vụ vừa qua, một số nhà vườn ở xã Minh Tâm bị mất mùa, chết nọc, năng suất thấp, thế nhưng vườn tiêu của gia đình anh vẫn sai trái. Vườn tiêu nhà anh có 2.800 trụ, trong đó 800 trụ 5 năm và 900 trụ từ 8-16 năm, còn lại từ 1-3 năm. Đối với vườn tiêu 800 nọc anh thu bình quân mỗi trụ 3,75kg.

Anh Ngọc trong vườn tiêu của gia đình

Anh Ngọc cho biết, để đạt năng suất cao anh bón phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai. Đất canh tác của gia đình là đất sỏi, giống tiêu Bắc Vĩnh Linh. Anh áp dụng hiệu quả quy trình kỹ thuật vào chăm sóc đối với từng vườn tiêu. Vườn tiêu 5 năm anh xịt thuốc 3 lần trong năm (sau khi thu hoạch xịt thuốc bón lá và kích thích ra bông, đậu trái), đồng thời bón phân 3 lần/năm. Đối với phân vi sinh loại phân gà đã qua xử lý, anh bón mỗi trụ 6kg chia đều 3 giai đoạn nhằm tiếp sức cho cây và giữ lá xanh tốt. Thêm vào đó, anh đổ tro trấu giữa các hàng tiêu giúp xốp đất, cây phát triển nhanh. Đồng thời bón phân hóa học với lượng vừa phải, bón phân vi sinh là chủ yếu.

Mới 36 tuổi, anh đã có kinh nghiệm trồng tiêu hơn 15 năm. Anh kể: “Tôi tham gia rất nhiều buổi hội thảo về chăm sóc tiêu và đã thay đổi tư duy từ sử dụng phân hóa học đến chuyên dùng phân vi sinh. Qua đó giúp vườn cây phát triển bền vững, năng suất, chất lượng nâng lên rõ rệt”.

Tham quan vườn tiêu 800 nọc 5 năm xanh tốt của gia đình anh, chúng tôi được biết những năm trước, khu vực này người trồng điêu đứng bởi bệnh tiêu “điên” tàn phá nặng nề khiến lá vàng, dây cùi lại. Thời điểm đó có đến trên 70% diện tích cắt dây của anh Ngọc bị bệnh tiêu “điên”. Anh đã tìm mọi cách để chữa trị, cuối cùng đổ đồng hòa vôi xử lý, trụ tiêu dần xanh trở lại. Khi tiêu phục hồi anh bón phân vi sinh.

Anh Ngọc lưu ý, nửa tháng trước khi cắt dây ở vườn mới trồng, người trồng nên dùng thuốc chống vàng lá gồm đồng và vôi trộn tưới vào gốc. 10 ngày trước khi cắt xịt thuốc trị nấm làm săn dây để khi cắt dây ít bị ra mủ. Cắt dây xong 1 tháng sau khi cây ra cựa cứng cáp bón phân vi sinh vào gốc hoặc phân chuồng ủ hoai. Người trồng tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học trong giai đoạn này và tránh cắt dây tiêu khi trời đang mưa vì dễ làm thối đầu vết cắt. Với phương pháp này, trong số 700 trụ cắt dây, vườn tiêu của anh Ngọc chỉ có khoảng 10 trụ bị bệnh, chết.

Thanh Mai

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang