• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Hợp tác sản xuất, nhìn từ dự án trồng cây dược liệu ở xã Cam Thủy

Nguồn tin: Báo Quảng Trị: 28/03/2017
Ngày cập nhật: 29/3/2017

Để thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có yếu tố công nghệ cao, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã quy hoạch diện tích đất tập trung khoảng 80 ha tại xã Cam Thủy, thu hút mời gọi đầu tư, đưa doanh nghiệp về nông thôn Đến nay đã có một số dự án đăng ký đầu tư vào khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao xã Cam Thủy, trong đó dự án trồng cây dược liệu bước đầu phát huy hiệu quả hợp tác sản xuất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Lãnh đạo tỉnh và huyện Cam Lộ kiểm tra mô hình trồng cây dược liệu ở xã Cam Thủy

Dự án trồng cây dược liệu thâm canh, sản xuất theo công nghệ kỹ thuật cao và kết hợp tiêu chuẩn VietGap tại thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy có quy mô 7 ha, hiện đã trồng được 3,5 ha cây ngưu tất và 1 ha cây sinh địa. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện dự án, phải đầu tư cùng lúc nhiều hạng mục như: nhà ở cho công nhân, kho bãi, máy móc, điện, nước tưới... nên tiến độ trồng cây dược liệu vụ đầu có chậm so với kế hoạch. Ông Nguyễn Đức Đạm, chủ dự án cho biết: “Quy trình trồng các loại cây dược liệu lấy củ chúng tôi đang áp dụng mỗi năm thu hoạch 2 vụ, mỗi vụ khoảng 130 ngày.

Dự kiến vụ đầu tiên chúng tôi sẽ thu hoạch vào tháng 6/2017. Chúng tôi đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dược phẩm Việt Nam bao tiêu sản phẩm để chế biến. Dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 nhân công địa phương với mức thu nhập khá. Số nhân công này được phân công công việc gần như chuyên môn hóa và chúng tôi sẽ cam kết hợp đồng làm việc dài hạn với đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thu hoạch đại trà chúng tôi sẽ thuê thêm người làm công theo mùa vụ. Đây là dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap, thân thiện với môi trường. Vì thế, các công nhân thuộc dự án của chúng tôi rất phấn khởi, yên tâm gắn bó với dự án”.

Điểm nổi bật trong thực hiện dự án chính là người nông dân mạnh dạn cho doanh nghiệp thuê đất, hưởng tiền thuê đất, rồi lại được chính doanh nghiệp này thuê làm công nhân và được trả công xứng đáng với sức lao động của mình bỏ ra. Quá trình hợp tác sản xuất như vậy nông dân trở thành công nhân trên chính đồng ruộng của mình, có nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với trước đây, vừa không phải phập phồng lo thiên tai, dịch hại, mất mùa... Khi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đã đổi mới được hình thức tổ chức sản xuất, thay đổi tâm lý nặng tính sở hữu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung, chuyên canh.

Doanh nghiệp cũng chính là tác nhân trung tâm để các hộ gia đình vệ tinh có thể hợp tác sử dụng các dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất, khoa học công nghệ và bán sản phẩm thu hoạch cho doanh nghiệp. Tại thôn Cam Vũ đã có 3 hộ gia đình mua lại giống cây ngưu tất và cây sinh địa từ dự án trồng cây dược liệu xã Cam Thủy về trồng, để đến vụ thu hoạch bán lại cho chủ dự án thu mua. Đây chính là hướng đi hiệu quả để khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vốn, tích tụ đất đai (mua đất, thuê đất, góp đất, hoán đổi đất đai), mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành đội ngũ nông dân tiên tiến có ý chí làm giàu, có kiến thức, có tư liệu sản xuất, làm nòng cốt trong ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học, công nghệ ra diện rộng; xây dựng các mối liên kết trong HTX, tổ hợp tác, CLB, doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có yếu tố công nghệ cao, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung, có trình độ thâm canh cao, có hợp tác và liên kết bền vững.

Quan điểm của lãnh đạo huyện Cam Lộ trong chỉ đạo sản xuất là đổi mới cách tiếp cận từ hỗ trợ trực tiếp nông hộ sang hỗ trợ vùng, thông qua doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, CLB, nhóm hộ sản xuất; ưu tiên nguồn vốn đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung trọng điểm, vành đai trang trại ngoài khu dân cư, nhất là đường giao thông, điện phục vụ sản xuất và hệ thống thủy lợi. Vì nguồn lực đầu tư của huyện, nguồn vốn đầu tư tự có của nhân dân hạn chế, nếu vẫn còn đầu tư dàn trải, độc lập theo chương trình riêng thì không hình thành được gói sản xuất đồng bộ lồng ghép các chính sách và nguồn lực tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, không chuyển đổi được sản xuất theo chiều sâu và nhân ra diện rộng.

Việc tích tụ ruộng đất xây dựng mô hình cánh đồng lớn, sản xuất tập trung chuyên canh, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; trong đó vai trò đầu tàu của doanh nghiệp nông thôn để liên kết, hợp tác vận hành chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như dự án trồng cây dược liệu ở xã Cam Thủy sẽ tạo bước đột phá trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất tổng hợp các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và tăng thu nhập cho nhân dân.

Thanh Hải

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang