Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 04/07/2018
Ngày cập nhật:
6/7/2018
Hiện nay Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) đã phát triển nuôi thủy sản nước ngọt được 488 ha, với sản lượng thu hoạch khoảng 2.300 tấn/năm. Trong đó nuôi lồng bè kết hợp với khai thác thủy sản tại hồ Biển Lạc 350 ha và nuôi ao, bàu tại vườn nhà 138 ha. Kế hoạch đến năm 2020, cố gắng duy trì, phát triển ổn định diện tích nuôi thủy sản trong các ao, bàu, lồng bè 500 ha, với sản lượng 2.500 tấn/năm.
Anh Võ Văn Ty, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tánh Linh cho biết: Ngay từ đầu năm 2018, UBND huyện Tánh Linh đã chỉ đạo các ngành chức năng huyện phối hợp chính quyền các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững, ổn định môi trường sinh thái. Từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt đối với một số sản phẩm có lợi thế. Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản các vùng nước nội đồng, gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo nguồi lợi thủy sản. Giám sát, theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác thủy sản ở từng địa phương, đơn vị và thường xuyên kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn con giống và khuyến khích các cá nhân, đơn vị đầu tư cơ sở sản xuất các loại con giống thủy sản, cung cấp cho người nuôi. Các đơn vị chức năng huyện tập trung xây dựng, trình diễn các mô hình nuôi thủy sản mới và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể đã triển khai, nhân rộng mô hình nuôi cá thác lác cườm lồng bè theo chuỗi tại hồ Biển Lạc, xã Gia An, với 8 hộ dân tham gia; mô hình nuôi cá thác lác ao đất theo chuỗi tại thôn 8, xã Gia An. Hiện có một số cá nhân, doanh nghiệp đã lập dự án nuôi cá thác lác thương phẩm, như dự án của doanh nghiệp Đông Hưng; 2 dự án nuôi cá thác lác của hộ ông Đinh Liêm và ông Bùi Dũng, ở thôn 1, xã Gia An; dự án nuôi cá kết hợp với trồng sen tại bàu Đá Bàn, xã Đức Bình.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng huyện đã quán triệt các nội dung về quy hoạch nuôi thủy sản trên địa bàn huyện cho cán bộ, nhân dân nắm bắt để triển khai thực hiện có hiệu quả. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến ngư ở các xã, thị trấn, nhằm huy động nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ. Đối với diện tích đất hoang hóa, trồng lúa kém hiệu quả khuyến khích chuyển đổi sang đầu tư phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. Thành lập thêm các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi thủy sản và củng cố đội ngũ khuyến ngư, cộng tác viên bám sát địa bàn để nắm bắt thông tin, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi thủy sản. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về cam kết bảo vệ môi trường nuôi thủy sản gắn với phát triển bền vững. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình, quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho một số loài thủy đặc sản của huyện và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Tuấn Anh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.