Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 20/07/2018
Ngày cập nhật:
23/7/2018
Vào mùa mưa, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân, nhất là nông dân, cần cảnh giác khi ra đồng lúc trời mưa dông. Đồng thời cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng lúa, hoa màu, ao nuôi tôm để kịp thời xử lý khi bị nước ngập, hoặc làm thay đổi môi trường ao nuôi.
Ô đê bao khép kín xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi) bơm xả nước chống ngập úng cho lúa.
Nông dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) thu hoạch tôm nuôi. Ảnh: M.Đ
Thời điểm này là mùa mưa và do ảnh hưởng bão số 3 (Sơn Tinh) nên mấy ngày qua mưa kéo dài, cộng với mực nước trên các sông, kênh rạch dâng cao làm một số nơi trên địa bàn tỉnh ngập úng cục bộ.
Mưa kéo dài cũng làm một số diện tích lúa ở khu vực xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) và lúa hè thu ở xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi) ngập úng.
Ông Nguyễn Văn Chuối (xã Vĩnh Hưng) có hơn 3ha lúa hè thu được 60 ngày tuổi ngập úng. Theo ông Chuối: “Khu vực này ruộng bị trũng nên vụ lúa hè thu năm nào cũng ngập úng. Bà con kiến nghị huyện, tỉnh sớm đầu tư ô đê bao khép kín ở khu vực này để chống ngập, bảo vệ các trà lúa, nhất là vụ hè thu”. Ngành chức năng đang chỉ đạo các địa phương thống kê diện tích lúa ngập úng, nhanh chóng thực hiện các giải pháp xả thoát nước nhằm bảo vệ lúa, hoa màu cho nông dân.
Mưa kéo dài cũng làm cho độ mặn của nước trong ao nuôi tôm giảm. Vì vậy, người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nuôi tôm trong mùa mưa. Ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm phải làm ao lắng để xử lý nước; không nuôi tôm với mực nước trong ao quá cạn. Đối với nuôi tôm công nghiệp, nên dự trữ nước trong ao lắng để sẵn sàng thay nước khi cần.
Đối với những vùng đất nhiễm phèn, mưa lớn là nguyên nhân gây nên tình trạng xì phèn từ đáy ao và rửa trôi phèn từ bờ khi ao phơi khô trong thời gian dài. Do đó ao nuôi cần được bón vôi và rửa kỹ một vài lần, sau đó sử dụng vôi và phân bón để cải tạo ao, nâng độ pH. Sau những cơn mưa lớn hoặc khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn khoảng 20 - 30%. Bởi sau mưa, môi trường nước biến động làm tôm giảm ăn, do vậy phải thường xuyên kiểm tra độ trong của nước để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Chị Nguyễn Thanh Ngoan (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) có gần 2ha nuôi tôm, trong đó có 2 ao nuôi tôm theo mô hình công nghiệp. Mấy ngày qua, mưa kéo dài làm môi trường nước trong ao tôm nuôi thay đổi, gia đình chị Ngoan rất vất vả trong việc kiểm tra độ mặn, độ pH để bón vôi ổn định môi trường nước.
Ông Nguyễn Hoàng Xuân, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, khuyến cáo: “Trong mùa mưa, người nuôi tôm nên tôn tạo, giữ bờ bao ao vuông cho chắc chắn. Khi mưa quá lớn, nước dâng cao trong ao nuôi thì phải xả bớt nước. Trước khi trời mưa, bà con nên bón vôi trên bờ ao, sau khi mưa nên kiểm tra lại các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm. Nếu môi trường nước biến động thì phải bón vôi để ổn định các yếu tố môi trường nước”.
***
Quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản: Thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2018, ngành chức năng thu 18 mẫu nước kênh cấp và 10 mẫu nước ao nuôi:
- Kết quả phân tích mẫu nước đối với kênh cấp: Nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, H2S phù hợp cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Các chỉ tiêu oxy hòa tan, NO2+, NH4+, TSS, COD, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus nằm ngoài giới hạn cho phép.
- Đối với ao nuôi: Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, H2S phù hợp cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Các chỉ tiêu NO2+, NH4+, NO3-, PO43-, TSS, COD, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus nằm ngoài giới hạn cho phép.
Ngành chức năng khuyến cáo nông dân không lấy nước vào ao khi chưa cần thiết. Khi lấy nước nên đưa nước vào ao lắng và diệt khuẩn, bổ sung vi sinh xử lý nước trước khi cung cấp vào ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước hoặc thay nước ao nuôi. Tăng cường sục khí oxy vào buổi sáng sớm và giảm lượng thức ăn từ 30 - 50%/ngày.
Minh Châu
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.