• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đi học để lấy kiến thức về làm nông

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 22/01/2018
Ngày cập nhật: 26/1/2018

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, khác với các bạn cùng lớp, Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) không đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp mà trở về quê, vận dụng những kiến thức học được để giúp gia đình tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.

Gia đình có đông anh em, thấy cha mẹ vất vả nuôi con cái khôn lớn, lo cho mình ăn học thành tài nên sau khi tốt nghiệp ra trường, anh quyết tâm về quê làm nông với cha. Ban đầu anh gặp không ít khó khăn do kiến thức được học ở trường và thực tế có khi không tương thích với nhau, nên trong quá trình ứng dụng anh nghiên cứu, mày mò thêm để giúp gia đình giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.

Anh Lâm kể lại: “Trước đây, gia đình trồng mía, nhưng sau đó chuyển đổi sang nuôi tôm sú. Ban đầu cũng có lợi nhuận nhưng do ảnh hưởng của môi trường nên gia đình tôi cũng chuyển sang nuôi con khác, hiện nay là nuôi thẻ chân trắng. Việc nuôi trồng thủy sản cũng không hề đơn giản, có năm nhà tôi chuyển nuôi cá kèo thì thua. Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi thủy sản, tôi cho rằng muốn thành công thì phải thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu những mô hình mới để làm theo. Theo đó, tôi thường xuyên tham dự các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm của các hộ khác. Tôi không bao giờ tự mãn, chủ quan, đi theo lối mòn sản xuất truyền thống mà áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thu được kết quả cao nhất”.

Bằng sự cần cù, chịu khó, nông dân Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) đã gặt hái nhiều thành công.

Sau khi lập gia đình, anh được cha anh chia đất làm riêng. Hiện nay, anh có được 1,5ha đất, chia thành 4 ao nuôi thẻ chân trắng. Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, anh cho rằng yếu tố quyết định “thắng lợi” là con giống nên tôi thường chọn mua con giống của công ty có uy tín, tuy giá cao nhưng đảm bảo; tiếp đó mật độ nuôi, tôi thường thả nuôi 80 con/m2. Trong quá trình nuôi, tôi thường kiểm tra ao nuôi. Một năm tôi nuôi 2 vụ, 1 vụ nuôi khoảng 3 tháng thì thu hoạch. Bình quân mỗi năm cũng thu nhập được 500 triệu đồng.

Ngoài ra, là thành viên của Hợp tác xã Thủy sản Hưng Phú, anh cũng tham gia cung ứng cho các thành viên, người dân trong vùng các sản phẩm dùng trong chăn nuôi thủy sản với giá thấp hơn. Theo đó, anh rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với mọi người và tư vấn, hướng dẫn nông dân sử dụng đúng liều lượng, đúng lúc các sản phẩm. Anh Lâm bộc bạch: “Ai đang khó, không có tiền trả, tôi cho nợ đến khi thu hoạch có tiền thì trả tôi sau cũng được”. Ngoài ra, anh cũng tạo việc làm theo mùa vụ cho 20 lao động nông thôn, trong đó có 3 lao động làm việc cố định, bình quân thu nhập trên dưới 4 triệu đồng/tháng.

Nói về anh, ông Lâm Hùng Cường – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh 3 chia sẻ: “Xuất thân trong gia đình nông dân, sau khi tốt nghiệp ra trường, Lâm nối nghiệp cha, nhưng không phải làm cho có mà làm có hiệu quả. Là hội viên hội nông dân, Lâm rất tích cực tham gia các hoạt động của hội. Tuy còn trẻ, mới ngoài 30 tuổi nhưng Lâm đã tạo dựng cơ nghiệp khá vững chắc, là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”.

Được sự tiếp sức của gia đình, nhưng anh Lâm không ỷ lại mà luôn cố gắng xây dựng cho mình nền tảng vững chắc trên con đường lập nghiệp. Anh không phụ sự kỳ vọng của gia đình, luôn nghiên cứu, tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, anh đang ấp ủ ý tưởng nuôi tôm công nghệ cao và sẵn sàng “khởi động” ý tưởng khi có đầy đủ kiến thức về mô hình này. Với anh, người nông dân ngày nay phải luôn cập nhật, tiếp thu phương thức sản xuất mới để thích ứng với điều kiện hiện nay.

Ngọc Hải

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang