Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 22/8/2018
Ngày cập nhật:
24/8/2018
Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa lũ đã làm cho 19 hộ nuôi cá lồng ở Na Hang và 6 hộ ở Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) thiệt hại trên 189 tấn cá. Người dân bị thiệt hại đã chủ động triển khai nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, khôi phục nghề nuôi cá lồng.
Anh Hoàng Minh Đô, thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn (Sơn Dương) đã chủ động thả giống cá mới sau khi bị thiên tai bão lũ.
Gia đình anh Hoàng Minh Đô, thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn (Sơn Dương) bắt đầu chăn nuôi cá lồng từ năm 2013. Sau 5 năm, từ chỗ 4 lồng cá, anh đã phát triển lên 13 lồng nuôi lăng, trắm, rô phi, chép… Mỗi năm gia đình anh cung cấp ra thị trường trên 50 tấn cá, trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên, giống như các hộ chăn nuôi cá lồng tại xã Vân Sơn, gia đình anh Đô cũng bị thiệt hại nặng nề đợt mưa lũ vừa qua. Toàn bộ 5/13 lồng nuôi cá rô phi và cá lăng của gia đình anh ước tính trên 15 tấn cá bị mất trắng, thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng. Với mục tiêu nhanh chóng khôi phục lại nghề nuôi cá lồng và thu nhập của gia đình, anh đã huy động mọi nguồn lực để dọn dẹp, chỉnh sửa lại lồng bè, khử trùng, tiêu độc và mua 1,5 vạn cá rô phi và 1 vạn cá lăng con để tái tạo sản xuất.
Xã Đà Vị (Na Hang) là một trong những địa phương có số hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại nặng nề nhất đợt mưa lũ vừa qua với 13 hộ bị mất trắng 96 lồng cá. Cán bộ xã thường xuyên đến các hộ nuôi cá lồng động viên khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực để đầu tư con giống tái chăn nuôi. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách huyện đã hỗ trợ người nuôi cá lồng gia hạn thời gian nộp lãi và các khoản vay đến hạn, vay vốn với lãi suất thấp. Đến nay, các hộ cơ bản đã chuẩn bị xong lồng bè để bắt đầu chăn nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề đang gặp phải ở các hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại là vốn để mua con giống. Gia đình ông Lương Ngọc Lành, thôn Xá Thị bị thiệt hại 10 lồng cá, trị giá ước tính trên 600 triệu đồng. Mưa lũ đi qua, gia đình ông đã gia cố lại lồng bè, vệ sinh lồng nuôi, chờ mực nước trên hồ sinh thái Na Hang ổn định trở lại sẽ tổ chức thả đợt cá giống mới. Gia đình ông và các hộ nuôi cá lồng mong muốn trong thời gian tới các cấp, các ngành triển khai các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại nặng vừa qua theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 9/1/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo người dân không nên xuống giống cá ồ ạt, mức độ nhiều đối với các lồng nuôi trên sông trong giai đoạn này để đề phòng diễn biến thời tiết phức tạp, mưa lũ nhiều. Người dân nên thường xuyên cập nhật tin tức, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, mực nước sông suối để chủ động triển khai các phương án di chuyển các lồng cá đến nơi tránh trú an toàn.
Bài, ảnh: Quốc Việt
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.