Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 24/8/2018
Ngày cập nhật:
26/8/2018
Với địa hình giáp biển, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) có tổng diện tích đất nông nghiệp 418,3ha, trong đó có 89,2ha làm muối tại thôn Tam Hòa.
Thực tế, có những năm thời tiết thuận lợi nhưng nghề làm muối vẫn thu nhập thấp. Nhiều năm do bất lợi về thời tiết, đời sống diêm dân trong xã càng khó khăn hơn. Thực hiện mục tiêu tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất hiệu quả ngay trên đồng muối hiệu quả kinh tế thấp, huyện ủy, UBND huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Hòa Lộc tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang phát triển thủy sản. Cụ thể, từ giữa năm 2017 đến tháng 8/2018, xã Hòa Lộc đã chuyển đổi 8,8ha đồng muối sang nuôi tôm thẻ chân trắng và các đối tượng nuôi khác như tôm sú, cá mú. Mặc dù thu nhập cao gấp 15 lần so với làm muối nhưng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản của Hòa Lộc chưa lớn vì hệ thống thủy lợi, các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản hiện nay còn chưa hoàn chỉnh. Để đảm bảo nuôi thủy sản hiệu quả, UBND xã Hòa Lộc chỉ đạo chuyển đổi ở những vùng có đủ điều kiện về thủy lợi.
Đến tháng 8/2018, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Hòa Lộc đã tăng lên 89ha. Đặc biệt, lãnh đạo xã đã triển khai đồng bộ, sáng tạo nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp. Hiện tại, đã có 22,6ha nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao như nuôi tôm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới, nhà bạt. Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND xã Hòa Lộc, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã “phá” thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như ¬ tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi. So với nuôi chuyên tôm sú trên cùng diện tích, nuôi luân canh, xen canh các đối tượng thủy sản khác giá trị tăng cao hơn khoảng 40%.
Anh Đỗ Văn Hải, chủ ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thôn Bái Trung (xã Hòa Lộc) phấn khởi cho biết: Từ năm 2017 gia đình anh nhận thầu của xã 2,7ha đồng làm muối kém hiệu quả và đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi đồng bộ, hiện đại. Đối t¬¬ượng nuôi là tôm thẻ chân trắng, 2 - 3 vụ/năm. Toàn bộ diện tích nuôi công nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới. Năng suất tôm thương phẩm bình quân đạt 15 tấn/ha/vụ. Hiện nay, gia đình đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2, tôm phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Không chỉ làm giàu cho gia đình, hộ anh Hải còn tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ. Theo kinh nghiệm của anh Hải: Nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều cái lợi, đó là thời gian nuôi ngắn (khoảng 90 ngày) có thể cho thu hoạch tôm thư¬¬ơng phẩm. So với tôm sú, tôm thẻ chân trắng dễ nuôi do chịu được môi trư¬¬ờng thay đổi, thích nghi với độ mặn, chịu đ¬¬ược nhiệt độ thấp, tôm phàm ăn, cho năng suất cao. Do chi phí sản xuất thấp nên giá thành tôm thẻ chân trắng thương phẩm thấp, có ¬ưu thế cạnh tranh trên thị tr¬¬ường. Để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công cần nguồn vốn lớn đầu tư¬¬ cơ sở hạ tầng đồng bộ; chọn mua được con giống sạch bệnh; nuôi đúng quy trình kỹ thuật; quản lý tốt môi tr¬¬ường nuôi để không xảy ra dịch bệnh và có cơ sở tiêu thụ sản phẩm ổn định.
Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, cho biết: Hiện nay, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản của xã đã đ¬ược chủ đồng nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 của xã đạt 145 tấn. 7 tháng đầu năm 2018 đạt 95 tấn. Dự kiến năm 2018 đạt gần 200 tấn. Toàn xã có gần 70 hộ với 150 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản. Thu nhập bình quân của các chủ đồng đạt 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ. Hàng chục hộ gia đình trong xã như¬ anh Đỗ Văn Hải, Phạm Văn Đỉnh, Đỗ Văn Thủy, Vũ Văn Thắng,... có kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn đầu t¬ư xây dựng hệ thống cống, cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, mua con giống đảm bảo chất lượng đã làm giàu từ nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao không ổn định; giá cả thị tr¬ường biến động; chất lượng kiểm dịch giống chưa cao; môi trường n¬ước ô nhiễm... ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản ở xã.
Xác định nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn phát triển kinh tế ở địa phương, xã đã và đang tiếp tục chỉ đạo nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối t¬ượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối t¬ượng thu th¬ường xuyên, nuôi cá rô phi cuối vụ ở một số ao đầm đảm bảo ăn chắc trong mùa mư¬a, bão. Mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như¬ tôm thẻ chân trắng, cá diêu hồng, cá vược, cá mú, cá rô phi đơn tính. Sau khi rà soát diện tích nuôi thủy sản hiện có, xã đã quy hoạch chuyển gần 21ha (hiện nay đang nuôi tôm sú quảng canh và diện tích đồng muối hiệu quả thấp) sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân có điều kiện đầu tư¬¬ cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững và có hiệu quả, tạo thêm việc làm, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã Hòa Lộc đã phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn kỹ thuật cho ngư¬ời nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi các đối t¬ượng thủy sản mới cho hộ nông dân học kinh nghiệm; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất l¬ượng con giống tr¬ước khi cung cấp cho ng¬ười nuôi.
Cùng với phát triển nuôi trồng thủy sản, Hòa Lộc đã triển khai nhiều giải pháp phát triển khai thác thủy hải sản hiệu quả, bền vững, đã có đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phương. Toàn xã hiện có 138 tàu thuyền chuyên khai thác hải sản, trong đó có 3 đôi tàu lớn công suất 800 CV/tàu, 12 đôi tàu công suất vừa (từ 450 CV/tàu trở lên). Các năm vừa qua, sản lượng khai thác luôn đạt ở mức 7.580 tấn hải sản trở lên, đạt 108% so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hòa Lộc lần thứ XXIX (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Việc phát triển kinh tế thủy sản hiệu quả, bền vững đang góp phần để xã Hòa Lộc phấn đấu hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2019.
Thùy Dương
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.