• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cận cảnh đánh bắt cá linh mùa lũ ở miền Tây

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 01/10/2018
Ngày cập nhật: 1/10/2018

Nước lũ đầu nguồn ở miền Tây đã về cũng là thời điểm xuất hiện cá linh, nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cần Thơ. Nhờ nước lũ mà nhiều hộ gia đình “săn cá linh” thu tiền triệu mỗi ngày.

Vào thời điểm này nước lũ đã lên đồng, hầu hết các hộ ở vùng lũ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ đã sẵn sàng sắm xuồng, lưới, câu… để cho mùa đánh bắt thủy sản. Trong đó loài cá linh vẫn là loài cho sản lượng lớn và có thu nhập cao.

Ngư dân huyện An Phú – An Giang đánh bắt cá linh đầu mùa bằng dụng cụ lưới đáy ở nơi nước chảy xiết có thể bắt từ 1 - 2 tấn cá linh mỗi ngày

Ngoài lưới đáy, phương tiện thông dụng nhất để đánh bắt cá linh là dớn hay đú, loại lưới cước có chiều dài từ 100 - 150m được đặt trên những cánh đồng ruộng trong mùa lũ. Loại dụng cụ này và có thể sử dụng 2 - 3 mùa lũ

Những cái dớn được đặc san sát với nhau trên những cánh đồng ngập nước lũ từ 2 - 3m để đánh bắt cá linh

Đối với những hộ gia đình không đủ điều kiện sắm lưới đáy hay dớn họ tự trang bị những tay lưới, câu với chiếc xuồng “đuôi tôm” có thể hành nghề mưu sinh trong mùa lũ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp có hơn 15 năm trong nghề đặt dớn cá linh, ông nói: Cá linh đầu mùa có giá từ 140.000 - 150.000 đ/kg, năm nay cá linh về nhiều nên tranh thủ đánh bắt một ngày đêm cũng hơn 250kg cá linh.

Hiện nay lũ đã vào chính vụ, cá linh xuất hiện nhiều hơn nên giá rẻ hơn rất nhiều so với giá đầu mùa. Theo ngư dân cá linh được thương lái đến tận nơi nông dân làm dớn hay dáy cá linh mua giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg (cá loại sống), còn cá tạp chết giá chỉ còn 6.000 đồng/kg.

Đây cũng là loại cá đặc sản được thiên nhiên ban tặng, một năm xuất hiện một lần vào mùa lũ, đã giúp nhiều nông dân nơi đây tăng nguồn thu nhập.

Anh Nguyễn Văn Cội, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú – An Giang, chuyên đánh bắt cá linh cho biết: “Năm nào lũ về gia đình qua Campuchia thuê đất để đặt lú cá linh. Bình quân một ngày anh có 40 miệng lú, bắt hơn 100kg cá linh, thu nhập mỗi ngày cũng được vài triệu đồng.

Cá linh mang nguồn lợi rất lớn trong mùa lũ, đây là loại cá được thiên nhiên ban tặng một năm xuất hiện một lần vào mùa lũ. Chính vì vậy nên ai cũng tập trung đầu tư ngư cụ để khai thác loài cá này.

Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm lâu năm, cho rằng: “Cá linh giá cao nhất vào đầu mùa vì cá còn nhỏ ăn rất ngon có thể chế biến nhiều món ăn như kho lạt với me, nấu canh chua bông điên điển, chiên với bột hoặc làm chả cá linh… rất tuyệt vời”.

Cách đây 2 tháng, thời điểm cá linh non đầu mùa (con to bằng đủ ăn) còn sống bán tại chợ biên giới khoảng 140.000 đồng/kg, cá linh móc ruột giá 180.000 đồng/kg, còn vào nhà hàng ở TP. Cần Thơ hay TP. HCM giá từ 280.000 - 300.000 đồng/kg vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thực khách.

Ngược lại cá linh càng lớn giá càng thấp.

Thông thường cá linh được đánh bắt về còn sống, để vận chuyển đi xa về TP. HCM hay các tỉnh ĐBSCL bán phải có oxy cá mới tươi sống bán có giá cao.

Bên cạnh đó ngư dân đánh bắt được cá linh tranh thủ ủ làm nước mắm

Xuồng câu của ngư dân vùng lũ sau những chuyến lênh đênh trên sông nước, sau một ngày lao động vất vả cập bến mang cá, tôm, cua đến các chợ để bán.

Anh Lê Tấn Thủ, thương lái thu mua cá linh ở chợ xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, cho biết: “Hơn tuần nay mỗi ngày anh mua 1 tấn cá linh và nhiều loại tôm, cua, rắn rùa… để cung cấp cho thị trường TP. HCM.

Gia đình anh Đỗ Thành Long, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú – An Giang sống bằng nghề đặt lợp cá linh, theo anh mùa lũ năm nay gia đình đặt 200 cái lợp thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/ngày.

Niềm vui của ngư dân được mùa cá linh

Theo nhiều ngư dân sống ở vùng lũ, cho rằng: cá linh là loại cá của thiên nhiên ban tặng mỗi năm xuất hiện một lần từ tháng 7 đến tháng 11. Hiện nay chưa ai nhân tạo hoặc nuôi được loại cá này.

LÊ HOÀNG VŨ

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang