Nguồn tin: Tổng cục Thủy sản, 6/11/2018
Ngày cập nhật:
8/11/2018
Sóc Trăng là địa phương có ngành nuôi trồng thủy sản tương đối phát triển. Năm 2017, tỉnh là địa phương có diện tích nuôi tôm thâm canh lớn nhất cả nước với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tương đối ổn định.
Ảnh minh họa
Tính đến hết quý III năm 2018, tổng diện tích nuôi thuỷ sản toàn tỉnh hiện có 71.093 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 50.794 ha, cá các loại 19.241 ha (cá tra 65 ha), tôm càng xanh 80 ha, thủy sản khác 978 ha (Artemia 830 ha). Tổng sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản đến hết tháng 9 đạt khoảng 193.816 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 55.085 tấn, sản lượng nuôi 138.731 tấn.
Cùng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, Hoạt động chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã và đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân, tuy nhiên cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì khối lượng chất thải trong chăn nuôi cũng đang tăng theo, tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh sóc Trăng đã ban hành quyết định số 24/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi, gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, có các quy định chi tiết về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi thâm canh và bán thâm canh bao gồm:
- Nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản chỉ được xả ra môi trường xung quanh khi bảo đảm giá trị của các thông số được quy định tại Bảng 2- Phụ lục 1 QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, Bảng 2 – Phụ lục 1 QCVN 02-20:2014/ BNNPTNT và QCVN 40:2011/BTNMT- cột B quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi trồng thủy sản phải cho vào thùng chứa có nắp đậy và thuê đơn vị có chức năng để thu gom vận chuyền và xử lý đúng quy định. Trường hợp không có đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý thì cơ sở nuôi trồng thủy sản tự xử lý nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường
- Đối với các ao nuôi thủy sản bị bệnh: Sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản bị bệnh phải tiến hành khử trùng nước trong ao; Tẩy trùng, sát khuẩn, xử lí nền đáy; Diệt giáp xác và vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao.
Ngoài ra, địa phương cũng rất nỗ lực khuyến khích người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm sạch, đạt hiệu quả cao, tuân thủ tốt việc bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra, khảo sát thực tế của cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cho thấy nhiều mô hình nuôi tôm của các hợp tác xã, đã và đang tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường; trong đó, việc bố trí hệ thống xử lý chất thải, nước thải đã phần nào đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Thúy Quỳnh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.