Nguồn tin: Khuyến nông VN, 09/11/2018
Ngày cập nhật:
11/11/2018
Nhằm tìm ra đối tượng thuỷ sản phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao thay thế các loài cá truyền thồng tại những vùng nước nhiễm mặn của tỉnh, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã triển khai mô hình "Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn".
Mô hình có quy mô ao 3.000m2 tại Hồng Tiến huyện Kiến Xương và Thái Nguyên huyện Thái Thụy. Tham gia mô hình là hộ ông Nguyễn Trường Giang (1.500m2) và hộ ông Bùi Hữu Bạn (1.500m2). Các hộ được hỗ trợ 100% tiền mua tôm giống; 30% thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Đây là lần đầu tiên nôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn nên tôm giống đưa vào nuôi được tuyển chon cẩn thận, kích cỡ P12, mật độ thả 110 con/m2. Trong suốt quá trình nuôi cán bộ kỹ thuật của Trung tâm luôn bám sát mô hình và có những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm.
Một số lưu ý về con tôm khi nuôi trong vùng nước nhiễm mặn là tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Vì vậy, nếu đủ lượng khoáng trong môi trường nước thì không cần bổ sung khoáng vào thức ăn. Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1và Mg: Ca là 3,1:1.
Cách bổ sung chất khoáng được thực hiện như sau: Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc lúc 22 - 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu ôxy tăng gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh lúc 2 - 4 giờ. Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước kết hợp trộn khoáng nước liều lượng 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày), sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn
Sau 3 tháng nuôi các hộ tiến hành thu tôm. Kích cỡ tôm lúc thu hoachk đạt 15 -15,4 gam/con, tỷ lệ sống 85%, sản lượng 4.260 kg, giá bán 100.000 đồng/kg. Tổng thu 426 triệu đồng, trừ mọi chi phí lợi nhuận thu được 187.468.000 đồng. So với ao nuôi cá truyền thống cùng diện tích hiệu quả cao hơn 2 đến 3 lần.
Như vậy nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn hiệu quả cao hơn hẳn so vói nuôi cá truyền thống. Mặt khác nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn (3 tháng) so với nuôi cá truyền thống (8 – 10 tháng), tiêu thụ dễ dàng, quay vòng đồng vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước.
Sự thành công của mô hình là bước khởi đầu góp phần phát triển ngành thuỷ sản ngày càng có hiệu quả và bền vững, góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng, phát triển nông thôn mới.
Nguyễn An Bình - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.