Nguồn tin: Lao động, 05/02/2018
Ngày cập nhật:
6/2/2018
Cá chép đỏ Thủy Trầm. Ảnh: Ngô Phong
Mặt hàng cá chép đỏ phục vụ lễ cúng ông Táo của người dân Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) nay đã vươn xa khỏi cổng làng và trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước.
Làng Thủy Trầm vốn nổi tiếng là nơi nuôi, bán cá chép đỏ phục vụ dịp cúng ông Táo lớn nhất các tỉnh phía Bắc. Hàng năm, từ 18 - 20 tháng Chạp, lái buôn khắp nơi sẽ đổ về đây để thu mua cá và đem bán tại các địa phương.
Theo tìm hiểu, để chuẩn bị số lượng cá lớn cho dịp cúng ông Táo, người dân xã Thủy Trầm đã phải chuẩn bị ao và ươm cá giống từ đầu năm. Giữa năm người dân cho cá bố mẹ đẻ giống cá chép đỏ và chính thức nuôi để phục vụ cho dịp cúng ông Táo từ tháng 5, tháng 6 âm lịch.
Cá chép đỏ Thủy Trầm nổi tiếng các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Ngô Phong
Ông Bùi Văn Chữ (sinh năm 1952), Giám đốc hợp tác xã sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm cho biết: "Hiện cả làng có khoảng 30ha diện tích của hơn 200 hộ nuôi với tổng sản lượng nửa năm lên đến 40 tấn. Hàng năm, giá cá chép đỏ dao động từ khoảng 90- 120 nghìn/kg, có năm cao nhất lên tới 170 -180 đồng/kg".
Ông Chữ cũng cho biết thêm, thị trường hàng năm bao gồm các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Nội..., nhưng từ năm ngoái, các thương lái từ Vinh, Thanh Hóa và các tỉnh miền trong cũng đã bắt đầu tới xã để thu mua cá chép đỏ.
Anh Trần Văn Tiếp (sinh năm 1983), đã có kinh nghiệm nuôi cá hơn 20 năm cho biết giống cá chép đỏ hầu như rất ít có mầm bệnh. Mỗi năm gia đình anh đầu tư khoảng 10 triệu đồng để nuôi cá từ tháng 5, tháng 6, khi bán thu lại được khoảng 40 -50 triệu.
Cá khi xuất bán phải khỏe mạnh, không có đốm. Ảnh: Ngô Phong
Khi xuất bán cá phải đạt những tiêu chuẩn như khỏe mạnh, đẹp, có màu đỏ như màu cờ và không có đốm, thường sẽ rơi vào khoảng 50-60 con/kg. Tiêu chuẩn này cũng liên quan đến văn hóa tâm linh khi nhiều người quan niệm, cá chép càng đỏ sẽ càng giúp công danh thuận lợi, rực rỡ hơn.
Để nuôi cá chép đỏ người dân thường sử dụng cám công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sắn, khoai, ngô và thức ăn tươi như bèo tấm. Ảnh: Ngô Phong
"Cá chép đỏ rất mẫn cảm với nguồn nước sạch, hàng tháng phải tháo nước và tiêu nước ô nhiễm. Còn về khó khăn cũng không đáng kể, vì cá có khả năng chịu nhiệt độ thấp nên thời tiết rét đậm, rét hại có thể không bị ảnh hưởng" - ông Chữ cho biết.
Người dân xã Thủy Trầm đã bắt đầu phong trào nuôi cá đỏ từ những năm 80, cho đến nay đã được hơn 40 năm. Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và tạo điều kiện đầu tư các cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước. Tháng 12. 2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận cá chép đỏ của xã Thủy Trầm và bảo vệ thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm trên phạm vi toàn quốc.
Nguyên Linh - Ngô Phong
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.