Nguồn tin: Khuyến nông VN, 20/11/2018
Ngày cập nhật:
21/11/2018
Chịu khó học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lương Văn Chung ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư đào ao nuôi cá với diện tích hơn 1 ha, thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm. Mô hình nuôi cá của anh Chung là một trong những cách làm giàu ở nông thôn.
Anh Chung bộc bạch: “Năm 2005, từ mảnh vườn trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả, tôi đầu tư vốn để đào ao nuôi các loại cá nước ngọt như cá trê, cá mè, cá rô phi… Ban đầu mới bắt tay làm mô hình gặp toàn gặp thất bại. Không nản chí, tôi tiếp tục đi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, trên sách báo, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, cải tạo lại hồ nuôi cá, lần này tôi đầu tư nuôi cá trê và ít cá lóc. Từ đợt nuôi này, cá bắt đầu cho năng suất cao, hiệu quả”.
Theo anh Chung, cá trê rất dễ nuôi tuy nhiên nếu không biết cách thả cá theo kích cỡ thì khó tránh được tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” vì loại cá trê rất háu ăn. Lúc đói con lớn có thể rượt đuổi và cắn con nhỏ dẫn đến hao hụt cá.
Liên tiếp nhiều vụ nuôi, vụ nào cũng trúng nên vợ chồng anh Chung mạnh tay đầu tư mở rộng quy mô. Sau 13 năm phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, hiện gia đình anh Chung có tất cả 9 hồ nuôi với tổng diện tích khoảng 1,5 ha. Trong đó, 2 hồ chuyên để nuôi ươm cá giống, 2 hồ cá lóc, còn lại để nuôi cá trê.
Hiện nay, mỗi vụ nuôi anh Chung thả khoảng 20.000 con cá trê giống và 5.000 cá lóc giống. Tỷ lệ cá sống trên 70%. Sau 3 tháng nuôi thu hoạch được 1 lứa cá trê với sản lượng hơn 3 tấn. Còn cá lóc nuôi 7 tháng/lứa, xuất bán quanh năm, ước sản lượng khoảng hơn 10 tấn/năm. Cá nuôi được thương lái tìm đến tận nhà mua nên giá cả và đầu ra ổn định. Cá lóc có giá 70.000 đồng/kg, cá trê 50.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 300 triệu đồng”.
Đến nay, gia đình anh Chung đã có 9 hồ nuôi cá trê, cá lóc
Anh Chung chia sẻ thêm, để nuôi cá thành công, việc đảm bảo môi trường nước trong hồ không bị ô nhiễm là rất quan trọng. Vì vậy, anh đã đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước đến tận các hồ. Trong đó, hồ nuôi cá lóc mỗi ngày thay nước 2 lần. Đặc biệt, nguồn nước thải từ các hồ nuôi cá lóc sẽ được đưa qua hồ nuôi cá trê, cách làm này giúp tận dụng hết nguồn thức ăn còn thừa. Nhờ vậy, khi cho cá ăn, có thể tăng lượng thức ăn nhiều hơn, giúp cá mau lớn.
Ngoài nuôi cá trê, anh Chung còn đầu tư nuôi heo rừng, mỗi năm cũng cho lãi trên 50 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhơn Thành cho biết: “Từ một hộ khó khăn ở địa phương, anh Lương Văn Chung đã biết chuyển đổi cách làm ăn, vươn lên làm giàu từ nghề nuôi cá nước ngọt. Đây là mô hình điểm để nhiều hộ dân ở địa phương học tập làm theo”.
Anh Chung với đàn heo rừng của gia đình
Minh Khoa - Hội Nông dân Bình Định
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.