• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nam Định: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho nuôi thủy sản vụ xuân hè

Nguồn tin: Báo Nam Định, 07/02/2018
Ngày cập nhật: 8/2/2018

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Mậu Tuất, bên cạnh việc chuẩn bị sắm sửa đón Tết thì các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh Nam Định cũng tập trung tu sửa, nâng cấp, cải tạo ao đầm, lấy nước và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ sản xuất mới.

San nền, cải tạo bãi nuôi ngao tại xã Giao Lạc (Giao Thủy).

Theo kế hoạch, năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu nuôi thủy sản trên diện tích hơn 16 nghìn ha, tổng sản lượng đạt trên 93 nghìn tấn với phương châm đa dạng các đối tượng nuôi nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời chú trọng đến một số đối tượng nuôi chính có giá trị kinh tế cao; khuyến khích người dân phát triển thêm diện tích nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Trong những ngày rét buốt “thấu xương, thấu thịt” cuối năm, tại các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc các xã Giao Thiện, Bạch Long, Giao Phong (Giao Thủy); Hải Triều, Hải Lý, Hải Chính (Hải Hậu)…, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lao động khẩn trương của người dân. Nhiều hộ nuôi thủy sản huy động máy móc, thiết bị có công suất lớn để đào đắp, cải tạo ao đầm, phấn đấu giành thắng lợi trong vụ nuôi tôm năm nay. Nằm trong vùng nuôi thủy sản tập trung của xã Giao Thiện (Giao Thủy), sau khi thu hoạch tôm xong, hộ ông Vũ Hồng Chinh, xóm 24 cũng đang tiến hành làm vệ sinh ao nuôi. Ông cho biết, năm nay gia đình ông nuôi thả trên 2ha, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng. Kinh nghiệm qua nhiều năm nuôi tôm của ông cho thấy, để vụ nuôi đạt hiệu quả cao thì phải chuẩn bị thật tốt các khâu cải tạo ao đầm, chọn giống, thả nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Trong đó, cải tạo ao đầm là khâu kỹ thuật quan trọng, tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho tôm giống mới thả, hạn chế được mầm bệnh tồn lưu trong ao, nhất là với ao nuôi nhiều vụ trong năm. Chính vì thế nên ngay sau khi thu hoạch xong, gia đình ông đã tập trung cải tạo ao đầm, tháo nước kết hợp bơm sục đáy ao, nạo vét loại bỏ lớp bùn đen, sau đó bón vôi bột diệt tạp khuẩn… Đến nay, công tác cải tạo ao đầm đã cơ bản hoàn thành, gia đình ông đang tiến hành xử lý nước theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, chuẩn bị lấy giống về ươm. Tại cơ sở nuôi ngao của anh Vũ Văn Bách, xóm 1, xã Hải Phúc (Hải Hậu) công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường nuôi, làm sạch cọc, lưới, đảo cát để lưu thông dòng chảy cho ngao và xử lý các mầm bệnh cũng được triển khai khẩn trương. Không khí lao động tất bật lan tỏa các vùng nuôi thủy sản trên toàn tỉnh. Không chỉ tại các xã ven biển mà tại các địa phương nuôi thủy sản nước ngọt, các loại cá truyền thống, nuôi cá lồng, bè như các xã Yên Hưng, Yên Hồng (Ý Yên); Mỹ Tiến, Mỹ Tân, Mỹ Thắng (Mỹ Lộc)… người nuôi cũng đang mải mê với công việc tu sửa, chuẩn bị ao nuôi. Hộ bà Trịnh Thị Tuyết, thôn 6, xã Yên Quang (Ý Yên) nuôi cá - lúa. Hiện bà đang tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ và sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo nước. Hộ anh Phan Văn Sơn nuôi cá lồng tại xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) cũng đang khẩn trương sửa chữa nâng cấp hệ thống lồng bè để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Anh Sơn tâm sự: “Chưa kể đầu tư sửa chữa lồng bè, tiền mua con giống, tiền mua thức ăn trong thời gian một năm, công chăm sóc phải tốn thêm khoảng vài trăm triệu đồng”. Để các hộ nuôi thủy sản yên tâm sản xuất cho vụ nuôi mới, Đảng ủy, chính quyền xã Mỹ Tân đã phối hợp với Phòng NN và PTNT huyện Mỹ Lộc, Sở NN và PTNT tuyên truyền khuyến khích người dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ nuôi cải tạo, vệ sinh ao nuôi, dùng vôi bột để khử trùng, diệt khuẩn sau đó phơi đáy ao, dẫn nước thau rửa hệ thống ao để hạn chế dịch bệnh.

Sau khi hoàn tất công tác cải tạo ao đầm các hộ nuôi thủy sản sẽ tập trung lấy nước, xử lý nguồn nước, nhập giống chuẩn bị thả nuôi theo đúng kế hoạch lịch thời vụ Sở NN và PTNT đưa ra. Thời gian tới, Chi cục Thủy sản kết hợp với các địa phương hướng dẫn người nuôi thủy sản tiếp tục hoàn thiện cải tạo ao đầm, chọn con giống và đảm bảo chất lượng, áp dụng nuôi thả đúng quy trình kỹ thuật; hướng dẫn chỉ đạo nuôi theo quy hoạch đã được duyệt, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao; làm tốt công tác quản lý và cung ứng giống thủy sản. Đó là những cơ sở đảm bảo cho vụ nuôi thủy sản xuân hè năm 2018 của tỉnh sẽ đạt sản lượng cao, mang đến giá trị kinh tế cao cho các cơ sở và các hộ nuôi thủy sản./.

Thanh Hoa

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang