Nguồn tin: Báo Công Thương, 20/12/2018
Ngày cập nhật:
22/12/2018
Báo Công Thương, 20/12/2018
Sóc Trăng là một trong những nơi có diện tích nuôi tôm nhiều nhất nước. An toàn về điện và tiết kiệm điện trong nuôi tôm đang là vấn đề nóng được người nuôi tôm quan tâm.
Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đi học về kỹ năng an toàn điện và tiết kiệm điện
Sóc Trăng hiện có 19.247,5ha nuôi tôm nước lợ, tập trung chủ yếu ở các khu vực như huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu. Hiện tại, ngành điện lực đã cấp điện cho 11.630 hộ nuôi tôm, tăng 758 hộ so với năm 2017. Trong đó, 10.647 hộ sử dụng trạm công cộng và 983 hộ sử dụng trạm chuyên dùng. Điện thương phẩm cho khách hàng nuôi tôm trong 10 tháng đầu năm 2018 là 221,6 triệu kWh, chiếm 93,53 % sản lượng điện thương phẩm nông - lâm - thủy sản (236,9 triệu kWh) và chiếm 20,62 % tổng sản lượng điện thương phẩm của toàn tỉnh.
Tuy nhiên thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tiết giảm điện năng trong hoạt động nuôi tôm cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm vì lượng điện tiêu thụ qúa cao, làm tăng chi phí, giảm thu nhập… Để giải quyết tình trạng này, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã tổ chức 5 lượt hội thảo về các giải pháp an toàn điện, tiết kiệm điện trong nuôi tôm, sử dụng điện an toàn, phương pháp cấp cứu người bị điện giật trên hình nhân, lựa chọn thiết bị điện lắp đặt, nối đất động cơ qua mô hình thực tế tại 5 khu vực có vùng trọng điểm nuôi tôm gồm huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu với sự tham gia của đại diện ngành Công thương, nông nghiệp, Hiệp hội tôm, các hợp tác xã, các hội đoàn và hơn 500 hộ nuôi tôm.
Tại các buổi hội thảo này, các chuyên gia về điện đã giới thiệu một số mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu gồm 3 giải pháp: sử dụng gối đỡ con lăn thay thế gối đỡ chữ U cho dàn quạt, tiết kiệm điện khoảng 15,2% điện năng tiêu thụ; cải tiến quạt cho trục động cơ cùng phương với trục dàn quạt kết hợp dụng gối đỡ con lăn sẽ tiết kiệm 38,7% điện năng tiêu thụ.
Ông Huỳnh Văn Tuân, chủ ao tôm 2,5 ha ở huyện Mỹ Xuyên cho biết, sau khi áp dụng thiết bị tiết kiệm điện, chi phí tiền điện trong nuôi tôm công nghiệp giảm hơn 1/3 so với trước, đây là một tin vui cho người nuôi tôm khi chi phí đầu tư giảm và lợi nhuận tăng thêm.
Nhân viên điện lực kéo điện lưới phục vụ người dân nuôi tôm
Trong canh tác, các hộ nuôi tôm đều sử dụng điện để chạy môtơ quạt ôxy và làm giảm tới một nửa chi phí vận hành. Để giúp người nuôi tôm hiệu qủa, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã thử nghiệm phương pháp tiếp kiệm điện và hiệu qủa thấy rõ. Sau một năm thực hiện thí điểm mô hình tiết kiệm điện (giải pháp thay thế gối đỡ chữ U bằng gối đỡ con lăn) tại 833 hộ với diện tích được 543,67 ha. Số gối đỡ lăn đã hỗ trợ là 26.378 cái và thay thế gối đỡ trục dàn quạt để tạo ôxy chữ U bằng con lăn trục quay đã giúp các hộ nuôi tôm tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ. Chỉ tính riêng 161 hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng áp dụng giải pháp tiết kiệm này trong đợt đầu, lượng điện tiết kiệm đạt trên 1.450.000 kWgiờ/năm, tương đương gần 2,5 tỷ đồng.
Trần Thế
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.