• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Độ mặn giảm, nhiều đùng nuôi tôm bỏ hoang

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 01/04/2018
Ngày cập nhật: 3/4/2018

Mặc dù đang là mùa nắng nóng, độ mặn trung bình của cả tỉnh luôn ở mức cao, có những nơi lên đến trên 30‰, thế nhưng tại các vùng nuôi tôm nước lợ thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) lại đang rơi vào tình trạng thiếu nước mặn trầm trọng, dẫn đến việc người dân tại đây bỏ hoang nhiều diện tích nuôi.

Nhiều đùng nuôi tôm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc bị bỏ hoang.

Theo kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản của Chi cục Thủy sản tỉnh thì 3 tháng đầu năm 2018, độ mặn trung bình tại một số điểm thuộc địa bàn xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) ở mức rất thấp, thậm chỉ có thời điểm xuống 1-2‰, trong khi độ mặn tối thiểu để nuôi tôm nước lợ phải trên 8‰. Chính vì thiếu nguồn nước mặn, nên nhiều hộ dân bỏ hoang các đùng nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng. Trong số đó phải kể đến trang trại khá quy mô của gia đình ông Nguyễn Quốc Vinh (tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận), hiện đang bỏ hoang diện tích 40ha với các ao nuôi công nghiệp hoàn chỉnh.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Quốc Vinh cho biết, mặc dù đã rất cố gắng, song hơn 40 ao nuôi của gia đình, mỗi ao có diện tích bình quân khoảng 4.000m2 cũng đành phải bỏ hoang nhiều năm nay. Nguyên nhân chính là do nguồn nước cấp từ sông Ray có độ mặn quá thấp, có lúc chỉ 1-2‰. Thời gian qua ông Vinh có thí điểm thả tôm thẻ chân trắng trong điều kiện môi trường độ mặn thấp, do ông tự mày mò nghiên cứu hạ độ mặn cho tôm giống ở giai đoạn đầu thả nuôi, mật độ chỉ khoảng 30-40 con/m2, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm vì chi phí và rủi ro cao. Qua tìm hiểu thì không chỉ riêng gia đình ông Vinh mà hầu như tất cả các hộ xung quanh đều không thể xuống giống thả nuôi dù đang vào chính vụ.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, ngoài yếu tố về biến đổi môi trường, thời tiết có những diễn biến thất thường, thì những năm gần đây, tình trạng người dân sống ở hai bên bờ sông Ray tự ý lấn chiếm các bãi bồi hai bên bờ sông để xây dựng các công trình ao nuôi trái phép xảy ra nhiều. Việc này đã khiến lòng sông Ray bị thu hẹp, dòng chảy không ổn định, một số đoạn bị thay đổi so với nguyên trạng ban đầu, thậm chí có nơi chiều rông lòng sông chỉ còn bằng một nửa so với trước kia. Việc thả nuôi tôm trong môi trường độ mặn thấp, tôm sẽ rất dễ bị bệnh mềm vỏ, khả năng đề kháng, phòng bệnh kém, khi gặp môi trường bất lợi, tôm sẽ bị sốc và hao hụt rất nhanh. Vì vậy, Chi cục Thủy sản đã khuyến cáo người dân không nên thả nuôi khi chưa lấy đủ nguồn nước mặn vào các ao nuôi.

Ông Nguyễn Đăng Nhân, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Xuyên Mộc cho biết, đứng trước tình trạng khó khăn trên, UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch xây dựng kênh cấp nước mặn dài khoảng 6km, dẫn nước trực tiếp từ biển vào phục vụ cho diện tích khoảng 200ha nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (các khu Bàu Sình A, Bàu Sình B, khu 47ha, khu 17ha, khu Trung Việt gần 60ha….). Theo kế hoạch, thì công trình trên hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2017. Tuy nhiên, do phải điều chỉnh một số hạng mục đầu tư, nên công trình trên đang trong quá trình chỉnh sửa, trình UBND tỉnh phê duyệt và hiện vẫn chưa khởi công.

Với thế mạnh là một trong số 6 vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh, các khu nuôi tôm công nghiệp của huyện Xuyên Mộc có vị trí rất phù hợp để đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và được đánh giá là khá phù hợp để tiến hành quy hoạch thành khu nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên và thế mạnh như vậy, việc chưa có đủ nguồn nước mặn phục vụ cho việc nuôi tôm nhiều năm qua đã dẫn đến hệ quả lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm BR-VT trong những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: GIA PHÚ

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang