Nguồn tin: VOV, 06/04/2018
Ngày cập nhật:
9/4/2018
Số lượng lồng nuôi tôm hùm tại các tỉnh miền Trung tăng nhanh nhưng năng suất lại giảm mạnh. Nghề nuôi tôm hùm cần được tổ chức lại bền vững hơn.
Tôm hùm được phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Nghề nuôi tôm hùm đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. 6 năm qua, số lượng lồng nuôi đã tăng gấp 1,5 lần, đến nay đã đạt gần 60.000 lồng, trong khi đó sản lượng nuôi giảm gần 15%, chỉ còn hơn 1.300 tấn.
Tuy nhiên, hiện nay, nghề nuôi tôm hùm đang gặp nhiều khó khăn như quy hoạch, mật độ nuôi tăng nhanh, con giống lệ thuộc thiên nhiên, thức ăn tươi dẫn đến ô nhiễm môi trường vùng nuôi, dịch bệnh thường xuyên xảy ra; thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất hàng sống qua đường tiểu ngạch, lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giá tôm lên xuống thất thường.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức tại thành phố Tuy Hòa hôm nay (6/4), ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong kế hoạch hành động quốc gia về tôm thì có tôm hùm. Do đó sẽ tổ chức một cách đồng bộ, muốn xuất khẩu được phải tổ chức lại sản xuất, liên kết, tạo thành chuỗi cung ứng từ con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm. Trong đó, có một nhiệm vụ của Bộ Công thương là xây dựng đề án xúc tiến mở rộng tiêu thụ sản phẩm tôm, trong đó có tôm hùm.
Hiện nay, tôm hùm được xác định là một trong những đối tượng chính trong kế hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020. “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 đạt 1 triệu m3 lồng, sản lượng 2.500 tấn.
Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương cần tăng cường quản lý, đảm bảo mật độ nuôi theo đúng quy định, không để người dân nuôi tập trung tại những vùng gần bờ, nước lưu thông kém; khống chế số lượng lồng nuôi không vượt quá quy hoạch; cần di chuyển, luân phiên giữa các vùng nuôi để tránh tích tụ quá nhiều sản phẩm thức ăn thừa; tổ chức liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp theo chuỗi, thành lập các Hợp tác xã, xúc tiến thị trường xuất khẩu chính ngạch, ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu về sản xuất thức ăn công nghiệp, tiếp tục nghiên cứu sản xuất con giống./.
Thái Bình/VOV-Miền Trung
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.