Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 16/9/2019
Ngày cập nhật:
17/9/2019
Cá bị chết chủ yếu là cá trắm, cá mè và cá leo (loài cá da trơn giống cá chạch), được bà con thả nuôi từ 5 tháng trước và chuẩn bị thu hoạch với trọng lượng trung bình 1,5 - 3kg/con. Thời điểm cá chết nhiều nhất vào sáng 13-9 với số lượng khoảng 60 tấn.
Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa có báo cáo nhanh về hiện tượng thủy hải sản nuôi trong lồng bè trên sông bị chết bất thường trên địa bàn.
Tại khu vực bara Đò Điệm (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà), Sở TN-MT đã trực tiếp đến hiện trường để khảo sát nắm tình hình, phối hợp tìm nguyên nhân, chỉ đạo Trung tâm Quan trắc TN-MT lấy 17 mẫu nước tại 9 vị trí.
Từ khảo sát thực tế và thu thập các tài liệu liên quan, bước đầu Sở TN-MT nhận định, thời gian qua trên sông Nghèn có rất nhiều bèo tây, đặc biệt trước đợt mưa lũ (từ ngày 3 đến 6-9), bèo tây phủ gần kín mặt sông, quá trình sinh trưởng đã làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong nước.
Do hạn hán nên bèo tây bị chết và phân hủy, tích tụ lắng xuống sông. Sau lũ lụt, lượng bèo tây trên mặt và phần tích tụ lâu ngày bị cuốn đi, kết hợp thời tiết nắng nóng, làm tăng nhanh quá trình trao đổi nhiệt trong nước dẫn đến phân hủy hữu cơ, phân hủy tầng đáy, làm cho lượng ôxy hòa tan trong nước giảm nhanh và kéo theo một số khí độc xuất hiện, chủ yếu là Metan (CH4), Sulfua Hydro (H2S)…
Nước lũ từ các khu vực đổ về, bị tích tụ lại làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng, kết hợp chất hữu cơ dẫn đến hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm nhanh, gây ra hiện tượng thủy hải sản bị thiếu ôxy chết bất thường và đồng loạt.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh), kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng 3, cho thấy, tất cả các mẫu cá được lấy tại các hộ nuôi lồng bè trên sông ở xã Thạch Sơn đều không phát hiện virus gây bệnh và không phát hiện ký sinh trùng hay vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm kiểm tra.
UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh thu thập mẫu, phân tích nhằm làm rõ nguyên nhân khiến khoảng 100 tấn cá nuôi lồng trên sông Đại Giang bị chết.
Cá bị chết chủ yếu là cá trắm, cá mè và cá leo (loài cá da trơn giống cá chạch), được bà con thả nuôi từ 5 tháng trước và chuẩn bị thu hoạch với trọng lượng trung bình 1,5 - 3kg/con. Thời điểm cá chết nhiều nhất vào sáng 13-9 với số lượng khoảng 60 tấn.
Qua kiểm tra ở đoạn sông khu vực xảy cá chết, có thể do nắng nóng kéo dài, bèo tây phủ dày mặt sông, khiến nước không lưu thông khi có mưa lớn đột ngột đã làm cá thiếu ôxy. Hiện các địa phương đang thống kê, rà soát các hộ dân bị thiệt hại để lập các thủ tục đề nghị xem xét hỗ trợ.
DƯƠNG QUANG - VĂN THẮNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.