• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ nuôi cá lồng

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 08/11/2019
Ngày cập nhật: 11/11/2019

Hệ thống lồng cá của gia đình anh Trung.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) phát triển khá mạnh. Dưới sự giúp sức của các tổ chức đoàn thể hữu quan, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã chủ động triển khai nhiều chương trình, biện pháp để hỗ trợ cho các hộ nông dân tham gia làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhất là giảm nghèo bền vững. Từ trong phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình hộ gia đình vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng bằng mồ hôi, công sức của mình. Một trong những nông dân tiêu biểu ấy, phải kể đến gia đình anh Triệu Quốc Trung ở khu 7, xã Hùng Long.

Tham khảo cách thức phát triển kinh tế ở nhiều nơi, thấy địa thế dòng Lô ở trước cửa nhà mình là một khúc quanh yên ả, không vũng, vực, sóng ngầm… Trung nảy sinh ý tưởng làm bè nuôi cá. Anh nung nấu quyết tâm hình thành phương án sản xuất mới. Điều mà anh lo lắng hơn cả đó là nguồn vốn, từ ngày xây dựng gia đình, anh chị cố gắng lao động, tìm kiếm việc làm thêm chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày mà tích cóp không được bao nhiêu. Mang những suy tư ấy bàn bạc với vợ con và anh em trong nhà, nhiều người không ủng hộ vì cho rằng anh đang phiêu lưu, mạo hiểm, làm ăn trên cạn còn nhìn thấy chứ dưới nước thì làm sao đoán định được mà bày vẽ, không cẩn thận mất cả chì lẫn chài… Những ý kiến trái chiều ấy không làm anh nản chí. Trung quyết định tìm đến Hội Nông dân xã Hùng Long trình bày phương thức sản xuất tận dụng nguồn nước sông Lô ngay trước cửa nhà mình để nuôi cá lồng phát triển kinh tế. Nhận thấy đây là ý tưởng tốt, lợi dụng dòng nước sông cùng với lượng thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và trong các hộ dân để tổ chức sản xuất, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn anh làm các thủ tục để được vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi cá. Phần kỹ thuật chăn nuôi, Trung tự mày mò trong sách vở và lên huyện nhờ bạn bè hỗ trợ thêm về kiến thức. Với 50 triệu đồng vay từ ngân hàng và các nguồn quỹ hội ở địa phương, năm 2002, vợ chồng Trung Đào bắt tay vào nuôi 2 lồng cá Rô phi đơn tính trên sông Lô. Vừa làm vừa học, vụ đầu tiên sau 2 năm nuôi cá, anh chị thu hoạch được hơn 2 tấn/lồng, bán ra thị trường, thu hồi gốc, còn chút lãi nhỏ tiếp tục đưa vào tái đầu tư sản xuất. Đến nay, anh chị đã sở hữu 50 lồng cá bè trên sông với các loại cá Rô phi, Diêu hồng, cá Lăng, mỗi lồng nuôi khoảng 40.000 con cá giống, riêng con cá Lăng sau 2 năm mới cho thu hoạch, con nhỏ nhất 2,5kg, đến lớn hơn, có con 5kg. Càng làm càng rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho nghề nuôi cá, vợ chồng anh chị Trung Đào tiếp tục nghiên cứu, mở rộng quy mô sản xuất. Mỗi vụ cá anh chị thu về khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 500 triệu đồng. Số tiền này, anh chị tu sửa lồng cá, trang bị thuyền chuyên chở cám và thức ăn ra bè, đồ nghề, dụng cụ đánh bắt cá, đầu tư giống, thức ăn, thuốc bảo vệ cho đàn cá phát triển. Từ khi kinh tế phát triển, anh chị Trung Đào đã tích lũy được số vốn tương đối khá, nợ ngân hàng thanh toán sòng phẳng, anh chị còn tạo việc làm thường xuyên, trả lương tháng cho 2 nhân công gồm một kế toán và một chăm sóc cá hàng ngày. Ngoài ra mỗi khi vào vụ thu hoạch, anh chị thuê nhân công làm công nhật mỗi ngày 5, 6 người phụ việc bán cá.

Thấy mô hình nuôi cá lồng trên sông Lô phát triển, một số hộ dân trong xã có nhà ở gần sông tìm đến gặp anh chị Trung Đào để được tư vấn và hỗ trợ cách thức nuôi cá. Anh chị không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người. Đến nay, xã Hùng Long đã có 30 hộ nuôi cá bè với 400 lồng dọc chiều dài sông, đoạn chảy qua địa bàn, trừ gia đình anh chị Trung Đào nuôi 50 lồng, còn có hộ ông Kiểm Sơn nuôi 20 lồng và đa số các hộ khác có từ 5 đến 10 lồng. Làm ăn phát triển, anh Trung đứng ra thành lập Công ty TNHH thủy sản sông Lô, vừa nuôi cá, vừa làm dịch vụ thức ăn chăn nuôi thủy sản cho các hộ nuôi cá lồng trên sông. Có Công ty nhưng anh chị Trung Đào vẫn bảo nhau tích cực nhặt nhiệm, chắt bóp, tiết kiệm tối giản các chi phí không cần thiết để tập trung phát triển sản xuất. Dự tính, sang năm 2020 anh Trung sẽ phát triển thêm chục lồng cá nữa.

Từ một nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất, nhờ vào ý chí tự lực của bản thân và sự ủng hộ tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là của tổ chức Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở cùng với sự giúp đỡ của anh em dòng họ, đến nay gia đình anh Trung không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đoan Hùng. Anh Trung còn hỗ trợ cho nhiều nông dân khác trong xã vươn lên làm kinh tế, ổn định đời sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Vũ Kim Liên

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang