Nguồn tin: Báo Cà Mau, 06/03/2019
Ngày cập nhật:
8/3/2019
Nuôi thuỷ sản được xem là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện U Minh (tỉnh Cà Mau). Tuy nhiên, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy bởi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững.
Hơn 20.085 ha mặt nước lợ là điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nghề nuôi tôm. Các mô hình nuôi tôm trên địa bàn huyện U Minh đã mang lại hiệu quả cao (tôm - lúa, tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa, tôm - cua - cá kết hợp, mỗi mô hình có thể mang về thu nhập cho người dân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Ông Đỗ Văn Hồng, Ấp 9, xã Khánh Thuận, phấn khởi nói: “Vùng đất U Minh thích hợp mô hình tôm - lúa, tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Những năm qua, nhờ nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mà kinh tế gia đình tôi vươn lên đáng kể. Bà con ở đây cũng vậy, ai cũng phấn khởi với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa, có hộ nhờ đó đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu”.
Tuy nhiên, các mô hình nuôi tôm chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch nên vấn đề quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh, vật tư gặp nhiều khó khăn, kéo theo diện tích tôm nuôi thiệt hại vẫn còn cao và thiếu bền vững. Thêm vào đó, cơ quan chức năng và người nuôi tôm chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh, người nuôi tôm chưa tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, quy trình xử lý nước, cải tạo ao đầm, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng.
Nông dân U Minh phấn khởi vì trúng mùa tôm càng xanh.
Để giải quyết những bất cập, khó khăn tồn tại trong nuôi thuỷ sản và hướng đến mục tiêu tạo ra vùng sản xuất hiệu quả, UBND huyện U Minh chỉ đạo các ngành, các cấp định hướng cho người dân nuôi tôm sinh thái, tôm - lúa, tôm hữu cơ để tạo ra sản phẩm giá trị cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng tăng năng suất, chất lượng, sản lượng và giá trị chuỗi sản phẩm thông qua việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ cấu lại phương thức nuôi và tổ chức lại sản xuất, xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao trong các giai đoạn tiếp theo.
Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba thông tin: “Huyện sẽ tập trung phát triển 3 loại hình nuôi tôm: Quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên đất trồng lúa và nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa với những mục tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến là 9.500 ha, năng suất trung bình đạt 0,55 tấn/ha/năm, sản lượng 5,225 tấn; Nuôi tôm trên đất trồng lúa 14.600 ha, sản lượng đạt khoảng 5,442 tấn và tôm càng xanh giữ ổn định khoảng 2.500 ha, sản lưởng khoảng 625 tấn. Đồng thời, định hướng đến năm 2025 phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến là 11.500 ha, năng suất trung bình đạt 0,7 tấn/héc ta/năm, sản lượng 6.650 tấn; diện tích nuôi tôm trên đất trồng lúa là 11.500 ha do một số vùng bị nhiễm mặn không thể trồng lúa chuyển sang chuyên canh tôm, sản lượng đạt khoảng 6.900 tấn và tôm càng xanh giữ ổn định khoảng 6 ngàn héc ta, sản lượng khoảng 1.800 tấn".
Để thực hiện tốt kế hoạch hành động phát triển ngành tôm huyện U Minh đến năm 2025, UBND huyện U Minh chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển ngành tôm, vùng quy hoạch nuôi tôm, áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức quản lý chặt chẽ về kỹ thuật nuôi, chất lượng con giống, môi trường nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Ông Dư Bé Ba nhấn mạnh: “Các ngành, các cấp cần huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn mới từ các nguồn như: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nuôi tôm. Xây dựng, phát triển hợp tác liên kết chuỗi giá trị trong ngành hàng tôm. Nghiên cứu giống mới, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, xây dựng mô hình, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tôm U Minh; Thực hiện tốt việc kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu để ngành tôm ngày càng phát triển theo hướng bền vững hơn”./.
Trần Thể
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.