• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ninh Bình: Đã xác định sinh vật lạ ăn ngao giống của người dân Kim Sơn

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 12/03/2019
Ngày cập nhật: 13/3/2019

Ngày 12/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả xác định sinh vật lạ ăn ngao giống của người dân ven biển huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).

Sâu biển tại bãi nuôi ngao huyện Kim Sơn

Theo đó, kết quả phân tích từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết: sinh vật lạ ăn ngao giống chính là Rết biển hay sâu biển, tên khoa học là Chloeia sp, thuộc ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta. Loài sâu này có đặc điểm: thân dài khoảng 5-10 cm, trên thân có nhiều lông chạy dọc theo hai bên thân. Dọc theo sống lưng từ đầu đến cuối cơ thể có các hình tam giác và đốm tròn màu sắc khác nhau.

Về phân bố: chúng có thể được tìm thấy trên hoặc dưới đáy cát và bùn, đặc biệt tích cực bò lên bề mặt nước và thường bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm. Về dinh dưỡng: sâu biển là một loài săn mồi, ăn các san hô, bọt biển, hải quỳ, thủy tức, hải tiêu. Mặc dù sâu biển không có hàm nhưng có thể nuốt con mồi vừa cỡ miệng và hút hết nước bên trong. Ở Việt Nam, Sâu biển đã xuất hiện ở vùng nuôi lồng tại Cát Bà, Hải Phòng và Vân Đồn, Quảng Ninh và trên một số bãi nuôi ngao và bãi biển ở miền Nam và miền Trung. Thời điểm xuất hiện nhiều thường vào mùa sinh sản của chúng (từ tháng 4 đến tháng 6). Theo ghi nhận của người dân, chúng xuất hiện vùng ven bờ nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và ở các vùng nước có độ mặn cao, khi độ mặn giảm xuống chúng ít xuất hiện.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh) đề nghị: các hộ nuôi không thả giống ngao cỡ nhỏ (<500-800 con/kg). Nên thả ngao giống có kích thước lớn để tránh bị sâu biển ăn thịt, gây thiệt hại cho sản xuất. Khi điều kiện phù hợp cơ quan chức năng có thể chỉ đạo, khuyến cáo người dân thả giống lại bình thường.

Các hộ nuôi ngao cần chủ động tích cực diệt sâu bằng các biện pháp thủ công như giăng lưới, quăng đăng để bắt, diệt trừ. Sử dụng nguồn thắp sáng để kích thích dẫn dụ sâu biển nổi lên mặt nước tập trung ở một điểm sau đó dùng vợt bắt. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc không trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất động hại không rõ nguồn gốc để tiêu diệt sâu biển, gây ảnh hưởng xấu đến ngao nuôi và môi trường xung quanh.

Tin, ảnh: Hà Phương

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang