• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về giống thủy sản

Nguồn tin: Tổng cục Thủy sản, 3/6/2019
Ngày cập nhật: 4/6/2019

Ngày 16/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Trong đó có quy định chi tiết các hành vi vi phạm và các mức xử phạt nghiêm hành vi vi phạm quy định về giống thủy sản.

Ảnh minh họa

Đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản, phạt tiền từ 3-60 triệu đồng đối với các hành vi sau: Không thực hiện việc báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Không thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về Thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ; Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc; Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm; Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện; Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.

Đối với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với các hành vi sau: Xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện (trừ trường hợp được Cơ quan có thẩm quyền cấp phép).

Đối với hành vi vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi: Đặt tên giống thủy sản không theo quy định.

Đặc biệt, Nghị định 42/2019/NĐ-CP cũng quy định trong quá trình xử phạt các hành vi vi phạm quy định về giống thủy sản, có những biện pháp khắc phục hậu quả như: Chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; Trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc phải tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ; Thực hiện cải chính kết quả khảo nghiệm; Tiến hành thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; Trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định; Tiêu hủy nhãn hàng hóa, đồng thời phải cải chính tên giống thủy sản (trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản).

Nghị định 42/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2019.

Ngọc Thúy – FICen

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang