Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 18/07/2019
Ngày cập nhật:
19/7/2019
Trước tình hình dịch tả heo Châu Phi ngày càng phức tạp, việc đẩy mạnh sản xuất lươn là nhu cầu cấp thiết cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.HCM.
Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.
Sáng 18/7, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp (Sở NN-PTNT TP.HCM) đã tổ chức Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.
Tham dự có ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản… cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lươn, các hộ nông dân nuôi lươn trên địa bàn thành phố.
Hội nghị nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người nông dân trong quá trình chuyển đổi sang nuôi lươn, cũng như chia sẻ kinh nghiệm của những hộ nuôi trước đó. Để từ đó, đánh giá thực trạng và tiềm năng của nghề nuôi lươn hiện nay trên địa bàn TP.HCM, đề ra định hướng phát triển, chuyển dịch từ cây trồng – vật nuôi chưa hiệu quả sang nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó là xây dựng một số giải pháp tăng cường kết nối tiêu thụ giữa người nuôi với các đơn vị thu mua.
Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, hiện TP.HCM có 27 hộ nuôi lươn với 778 bể (tương đương tổng diện tích nuôi 9.336 m2), chủ yếu tập trung tại các hộ nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Củ Chi (xã Tân Phú Trung, An Nhơn Tây và Tân Thông Hội) và huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12.
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của ông Phạm Đức Nhoai (Củ Chi).
Nguồn lươn thịt của thành phố chủ yếu được tập trung tại chợ đầu mối Bình Điền để cung ứng cho các thị trường, trong đó, 97% được nhập từ các tỉnh như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh; còn khoảng 3% là lươn thịt có nguồn gốc nuôi tại thành phố (tương đương khoảng 194,5 tấn/năm). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nguồn lươn thịt thương phẩm tại thị trường TP.HCM chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, hiệu quả kinh tế mang lại từ con lươn là rất lớn, tuy nhiên việc đầu tư đòi hỏi phải có vốn, cùng với đó là mở lớp tập huấn cho bà con, hướng tới nuôi lươn sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Mặt khác, vấn đề nghiên cứu đảm bảo nguồn lươn giống cũng cần được quan tâm, để không phải bị động bởi nguồn lươn giống nhập từ Campuchia như hiện nay.
NGUYỄN THỦY
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.