• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Bảo vệ các đối tượng thủy sản trước cơn bão số 3

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 01/08/2019
Ngày cập nhật: 3/8/2019

Tính đến hết tháng 6/2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thái Bình đạt 15.020ha; trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước mặn là 3.100ha, nước lợ 3.374ha, nước ngọt 8.546ha. Bên cạnh đó, người dân các huyện, thành phố còn nuôi 576 lồng cá trên sông với tổng thể tích 63.183 mét khối.

Người dân kiểm tra, gia cố lại lồng bè bảo vệ các đối tượng thủy sản.

Để chủ động đối phó với cơn bão số 3, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố thường xuyên cập nhật tin tức về diễn biến của thời tiết, chủ động các biện pháp phòng, chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản. Đối với vùng nuôi nước lợ, người dân cần kiểm tra, gia cố lại bờ ao, có biện pháp bảo vệ tránh hiện tượng sạt, lở bờ ao gây thất thoát đối tượng nuôi làm thiệt hại kinh tế, rắc vôi xung quanh bờ ao phòng nước trôi phèn xuống ao làm biến động độ pH trong ao nuôi. Với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, trong thời gian mưa lớn cần duy trì việc xả tràn nước ngọt trên tầng mặt. Sau mưa bão kiểm tra lại yếu tố môi trường ao nuôi và kịp thời bổ sung các khoáng chất để ổn định lại môi trường, tránh hiện tượng tôm mềm vỏ, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm.

Đối với các vùng nuôi nước ngọt tập trung cần kiểm tra, tu bổ lại bờ ao chắc chắn, phát quang cành, cây xung quanh bờ để tránh lá rơi xuống ao gây ô nhiễm ao nuôi; tại cống xả tràn đặt lưới chắn hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhằm tránh cá thoát ra ngoài khi có mưa lớn xảy ra; tháo bớt nước trong ao, chuẩn bị đăng chắn, dụng cụ cọc tre gia cố, sửa chữa hệ thống bờ, cống, có lưới chắn phòng nước tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to, gió lớn; rải vôi xung quanh bờ ao nuôi.

Đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông cần thường xuyên kiểm tra lồng bè, gia cố lại lưới lồng, hệ thống dây neo, phao lồng, gia cố tấm chắn phía đầu lồng nuôi để hạn chế tốc độ dòng chảy. Đối với người nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không ở lại chòi canh, lồng bè nuôi khi mưa, bão lớn đổ vào nhằm bảo đảm an toàn tính mạng; sơ tán các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thức ăn của các đối tượng thủy sản.

Thanh Huyền

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang