• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cảnh báo môi trường nuôi thủy sản Sông Cầu

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 14/08/2019
Ngày cập nhật: 15/8/2019

Xu hướng nhiệt độ nước biển tăng, hàm lượng oxy trong nước biển giảm, mật độ vi khuẩn vibrio tăng là những điều kiện bất lợi cho người nuôi tôm nước lợ, tôm hùm và cá biển tại TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trong những ngày tới.

Vùng nuôi trồng thủy sản tại TX Sông Cầu.

Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số điểm thuộc tỉnh Phú Yên, dự báo chất lượng nguồn nước cấp phục vụ cho sản xuất thủy sản ngày 9 – 10/8 cho thấy:

Tại TX Sông Cầu hầu hết các thông số chất lượng nước cơ bản đều nằm trong ngưỡng cho phép đối với nuôi trồng thủy sản, chưa phát hiện vi khuẩn V.parahaemolyticus (tác nhân chính gây bệnh chết sớm trên tôm nước lợ) và thành phần tảo độc trong các mẫu nước kiểm tra.

Tuy nhiên có một số yếu tố có xu hướng biến động mạnh người nuôi cần lưu ý như sau:

Về nhiệt độ nước có xu hướng tăng so với thời điểm cuối tháng 7, dao động từ 31 - 31,2 độ C (so với cuối tháng 7 là 30,4 - 30,6 độ C). Về hàm lượng oxy hòa tan từ 5,30 - 5,86 mg/l, có xu hướng giảm tại hầu hết các điểm quan trắc so với cuối tháng 7/2019 (5,46 - 7,28 mg/l) nhưng đều phù hợp theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh (DO>5,0 mg/l). Về mật độ vi khuẩn vibrio tổng số dao động từ 5,3x102 - 2,1x103 cfu/ml, tăng so với thời điểm cuối tháng 7/2019 (dao động từ 1,5x102 - 4,6x102 cfu/ml). Trong đó, điểm Xuân Hải 4, Xuân Hải 5 và Vịnh Hòa có mật độ vibrio cao (>103 cfu/ml).

Từ kết quả quan trắc môi trường cho thấy diễn biến bất lợi của một số yếu tố môi trường cùng với thời tiết không thuận lợi (ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông) có thể làm ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi. Do đó, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo người nuôi cần áp dụng các biện pháp sau để nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe thủy sản nuôi.

- Đối với người nuôi tôm nước lợ: Cần lấy nước vào ao chứa lắng, khử trùng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh (nhất là tại các khu vực nước cấp có mật độ vibrio tổng số vượt ngưỡng) trước khi sử dụng. Đồng thời, cần lưu ý đến xử lý nguồn nước thải nhằm tránh ảnh hưởng đến khu vực nước cấp trong vùng; Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ kiềm để kịp thời phát hiện và xử lý khi có biến động bất thường;

Do xu hướng thời tiết trong thời gian tới ngày có nắng nóng, chiều tối có mưa dông nên cần duy trì mực nước ao nuôi cao (ít nhất 1,5 m) để ổn định môi trường, đồng thời tăng cường quạt nước nhằm hạn chế hiện tượng phân tầng nhiệt độ và cung cấp oxy hòa tan trong ao nuôi; nên bón vôi xung quanh bờ ao trước và sau khi có mưa lớn nhằm hạn chế hiện tượng giảm đột ngột pH và độ kiềm, gây sốc môi trường tôm nuôi;

Theo dõi sức khỏe tôm nuôi bằng cách quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày cùng với việc kiểm tra sàng ăn để có biện pháp xử lý kịp thời (lưu ý khi trời nắng nóng gay gắt không nên bật, tắt quạt nước đột ngột, kiểm tra tôm bằng sàng ăn nhiều lần dễ gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm). Nên giảm lượng thức ăn khi trời nắng nóng hoặc có mưa dông, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

- Đối với nuôi tôm hùm và cá biển: Từ kết quả quan trắc cho thấy mật độ vị khuẩn Vibrio tổng số tăng cao (>103cfu/ml) làm tăng nguy cơ tôm, cá nuôi dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn. Do vậy, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, san thưa mật độ nuôi và tách riêng các cá thể bị nhiễm bệnh nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh trong đàn. Lựa chọn thức ăn bảm bảo chất lượng và giảm lượng thức ăn trong ngày nắng nóng; đồng thời bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất...

PV

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang