• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

‘Tức khí’ sáng chế ra máy đắp bờ ruộng

Nguồn tin:  Báo Vĩnh Long, 29/12/2019
Ngày cập nhật: 30/12/2019

Cuối năm 2017, anh Nguyễn Văn Đế đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen kèm hiện vật về thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và sáng tạo thành công chiếc máy đào đất đắp bờ phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp…

Anh Nguyễn Văn Đế nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về sáng chế làm lợi cho nông dân.

Từ thị trấn Tràm Chim- trung tâm của huyện Tam Nông (Đồng Tháp), tôi vượt hơn 20km đến ngã năm kinh Hồng Kỳ (xã Phú Cường) tìm tới mảnh ruộng anh Nguyễn Văn Đế đang hướng dẫn nhân công điều khiển chiếc máy đào đất đắp bờ đê do anh mài mò, chế tạo thành công.

Qua trao đổi, anh Đế vui vẻ cho biết: Giữa năm 2015, chiếc máy này được chế tạo hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao. Nhiều người nghe tiếng đã thuê tôi đưa máy vào đào đắp bờ vùng, bờ thửa…”

Tôi hỏi: “Vì sao mà anh lại chế tạo ra chiếc máy này?” Anh Đế chia sẻ: “Học xong ĐH Kinh tế kỹ thuật Cửu Long chuyên ngành cơ khí nông nghiệp khóa học 1986- 1991, tôi không xin việc làm mà ở nhà tại xã Phú Cường để làm ruộng. Trong suốt thời gian canh tác lúa do kêu nhân công không được và chi phí đầu tư cao, “tức khí” nên cuối năm 2014, tôi đã nghiên cứu, thiết kế và tự chế tạo ra một chiếc máy đắp bờ ruộng. Giữa năm 2015, chiếc máy được hoàn thành và đưa vào sử dụng…”

Hệ thống đào đất đắp bờ được anh Đế chế tạo gắn vào phía sau chiếc máy cày. Khi vận hành, máy đào đất đắp bờ ruộng có chiều ngang 3 tấc, chiều cao từ 2,5- 3 tấc. Bình quân mỗi giờ máy sẽ đào đất đắp bờ được từ 800- 1.000m, tiêu tốn nhiên liệu khoảng 1 lít dầu, giá thuê đào đắp mỗi mét từ 500- 600đ…

Bờ ruộng thẳng, chắc chắn do máy đắp bờ của anh Đế thực hiện.

Anh Đế bày tỏ: “Máy này gồm 3 bộ phận chính là: cuốc mặt bờ, bộ phận thứ hai là đưa đất lên đắp bờ, bộ phận thứ ba là cán và ép bờ. Hiệu quả làm bằng máy so với bằng tay thì hiệu quả rất cao. Máy này có thể chạy đắp một ngày từ 4.000- 6.000m tới.

Trong khi, nhân công làm tay thì khoảng trên 10 người làm mới được như vậy. Giá thành nó cũng rẻ hơn so với làm bằng tay…”

Ông Bùi Văn Trích (ở Ấp 3, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh- Đồng Tháp) đã thuê máy anh Đế đào đất đắp 17.000m2 bờ ruộng lúa của mình. Ông Trích rất hài lòng với hiệu quả của chiếc máy do anh Đế chế tạo.

Ông Trích cho biết: “Anh Đế làm được cái máy đắp bờ, tôi cũng thấy và kêu về đắp bờ cho tôi và làm cho bà con nữa. Tôi thấy nó cũng quá tiện trong việc thuê nhân công làm. Bờ thẳng thớm, không lên cỏ, ai cũng đều thích hết trơn. Chi phí so ra với mướn làm tay thì máy này nó có lợi và nhẹ tiền hơn nhiều lắm”.

Để có được chiếc máy hoạt động hiệu quả thiết thực trên, anh Đế đã trải qua nhiều tháng ngày miệt mài thiết kế, hàn tiện, lắp ráp và đầu tư trên 20 triệu đồng mua vật tư, nguyên liệu. Anh Đế đã chế tạo được 2 dàn máy đào đất đắp bờ ruộng cho riêng mình, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân.

Nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đã tìm đến đặt cọc anh tiền trước để anh chế tạo thêm nhiều chiếc máy đào đất đắp bờ, nhưng anh vẫn sản xuất không kịp đáp ứng thị trường.

Chưa đầy 3 năm, anh Đế đã cung cấp cho nông dân trên 300 chiếc máy đắp bờ do anh sáng chế. Mỗi chiếc giá khoảng 21- 22 triệu đồng. Anh đang tiếp tục đầu tư sản xuất ra thêm nhiều máy nữa để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Anh Đế cũng đang đề nghị các ngành chức năng xem xét cấp bằng công nhận sáng chế chiếc máy trên. Ông Phùng Công Thanh- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Nông- bày tỏ: “Hiện nay, Hội Nông dân huyện Tam Nông đang hướng dẫn cho anh Đế các bước, các trình tự thủ tục để được đăng ký bản quyền sáng chế bộ phận đắp bờ của anh trong thời gian sớm nhất”.

Anh Nguyễn Văn Đế đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen, Chủ tịch huyện Tam Nông tặng giấy khen và chọn báo cáo tham luận tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo trong lao động sản xuất tại huyện và được chọn trình bày chia sẻ kinh nghiệm của mình tại hội nghị tổng kết đánh giá phong trào thi đua sáng tạo phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL tổ chức tại Bạc Liêu.

Bài, ảnh: TRẦN TRỌNG TRUNG

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang