• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tận thu phế phẩm chả cá phi

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 14/11/2022
Ngày cập nhật: 17/11/2022

Ðể tiết kiệm chi phí chế biến, nâng cao sức cạnh tranh chả cá phi OCOP trên thị trường, Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), tận thu phế phẩm cá phi sau khi chế biến làm thức ăn cho các đối tượng thuỷ sản.

Công đoạn chế biến chả cá phi OCOP Hợp tác xã Thanh Tâm.

Cá phi là đối tượng thuỷ sản thích nghi rất tốt trong các điều kiện môi trường, nguồn nước mặn ngọt khác nhau. Vì thế nguồn cá phi tự nhiên trong vuông tôm rất lớn, giá trị kinh tế không cao, trở thành nguồn cá tạp. Nhiều hộ dân tận dụng làm thức ăn cho cá chình, cá bống tượng, thậm chí sử dụng làm thức ăn cho cua nuôi trong vuông tôm. Ðể nâng cao giá trị nguồn cá phi trong vuông tôm, Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình, chế biến sản phẩm chả cá phi theo tiêu chuẩn OCOP.

Ðiểm độc đáo khâu bảo vệ môi trường trong quá trình chế biến sản phẩm chả cá phi OCOP, được chủ thể Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm thông tin đến Hội đồng Ðánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Cái Nước. Trung bình 3 kg cá phi nguyên liệu chế biến cho ra 1 kg chả cá thành phẩm. Với công suất chế biến mỗi ngày từ 100-120 kg chả cá phi thành phẩm, Hợp tác xã Thanh Tâm tiêu thụ từ 300-400 kg cá phi nguyên liệu, phế phẩm cá phi lên đến hàng trăm ký, như đầu cá, da cá, vảy cá và nội tạng... là thành phần rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Nhờ thông qua các kênh tiêu thụ sản phẩm chả cá phi, chủ thể liên kết với một số cơ sở chuyên thu mua phế phẩm có nguồn gốc từ cá, cung cấp cho các hộ dân có nhu cầu làm thức ăn cho các đối tượng nuôi khác. Riêng đối với phế phẩm từ vảy cá cũng được thương lái tại TP Cà Mau thu mua.

Chính nhờ tận thu phế phẩm trong quá trình chế biến chả cá phi OCOP, không phải tốn kém chi phí xử lý môi trường, mà còn có thêm nguồn thu bù đắp một phần chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm./.

Việt Tiến

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang