• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chủ động bảo vệ vườn sầu riêng trong mùa hạn, mặn

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang, 19/03/2023
Ngày cập nhật: 21/3/2023

Để bảo vệ vườn sầu riêng trong mùa khô năm 2023, nhiều nhà vườn đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hạn, mặn.

Ông Dẫu thường xuyên nạo vét mương vườn để trữ nước ngọt tưới cho cây sầu riêng.

*Nhà vườn chủ động

Rút kinh nghiệm từ 02 mùa hạn, mặn năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020, những năm gần đây, nhà vườn trồng sầu riêng tại các huyện, thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, mặn trong mùa khô. Bởi so với nhiều loại cây trồng khác, sầu riêng là loại cây dễ "mẫn cảm" với mặn.

Trong mùa hạn, mặn năm 2019 - 2020, vườn sầu riêng của ông Nguyễn Văn Triệu (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) bị ảnh hưởng khoảng 50%. Một số cây bị suy kiệt, không thể phục hồi. Gia đình ông Triệu phải bỏ rất nhiều tiền của, công sức để khôi phục vườn sầu riêng. Do đó, những năm qua, khi mùa khô đến, ông luôn chủ động trong việc bảo vệ vườn sầu riêng. Ông Triệu cho biết: "Khi gần tới mùa hạn, mặn, gia đình tôi tiến hành nạo vét các mương trong vườn sầu riêng để trữ nước nhiều hơn, phòng khi mặn tới không lấy được nước từ sông vào".

Cũng tại xã Ngũ Hiệp, gia đình ông Trần Văn Dẫu có trồng hơn 1,2 ha sầu riêng đang cho trái. Sau đợt hạn, mặn lịch sử năm 2020, gia đình ông phải chật vật để để cứu vườn sầu riêng. "Bài học" từ đợt xâm nhập mặn năm đó vẫn còn ám ảnh ông cũng như nhiều nhà vườn trồng sâu riêng xung quanh. Do đó, hàng năm, gia đình ông Dẫu đều nạo vét mương vườn để trữ nước ngọt nếu mặn xâm nhập tới đây. "Ở xã, ngày nào cũng có thông báo về độ mặn trên sông cho người dân nên tôi cũng an tâm. Khi có thông báo mặn xuất hiện thì chúng tôi sẽ đóng kín các cống trong mương vườn lại. Trong những ngày tới, tôi sẽ tiếp tục nạo vét các mương trong vườn để tích trữ nước ngọt" - ông Dẫu bộc bạch.

Còn tại xã Tân Phong (huyện Cai Lậy), ông 5 Đức có gần 04 công sầu riêng đang cho trái. Những ngày qua, sau khi nghe thông tin mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, gia đình ông đã chủ động làm sạch cỏ, lục bình trong các mương vườn để tăng cường trữ nước ngọt. Đồng thời, gia cố lại các cửa cống lấy nước vào mương vườn nhằm đảm bảo ngăn mặn hiệu quả, tránh nước mặn rò rỉ vào mương gây ảnh hưởng đến sầu riêng.

*Theo dõi sát diễn biến của xâm nhập mặn

Theo bà Hồ Thị Xuân Đào, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phong, hiện toàn xã có khoảng 600 ha sầu riêng. Để chủ động công tác phòng, chống hạn, mặn, Ủy ban nhân dân xã đã đẩy mạnh tuyên truyền người dân tăng cường nạo vét kinh, mương, khơi thông dòng chảy. Hiện địa phương đã được tỉnh đầu tư 08 giếng khoan phục vụ công tác phòng, chống hạn, mặn. Xã đã đầu tư các ô đê bao, khi mặn xâm nhập tới thì sẽ vận hành các giếng khoan bơm nước vào các ô này để phục vụ sản xuất cho người dân. Sau đợt hạn, mặn năm 2019 - 2020, bà con đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống hạn, mặn và ý thức đã được nâng cao.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Bộ môn Nông học - Viện Cây ăn quả miền Nam, cây sầu riêng chịu được độ mặn dưới 1/1000. Do đó, nông dân cần lưu ý khi tưới nước cho cây, nồng độ mặn phải dưới 0,2g/l. Để bảo vệ tốt vườn sầu riêng, nông dân cần theo dõi thông tin dự báo về tình hình xâm nhập mặn để không lấy nước vào vườn, kịp thời chủ động ứng phó. Bên cạnh đó, nhà vườn nên trang bị một dụng cụ để đo độ mặn trước khi tưới nước cho cây. Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý chăm sóc cây sầu riêng trong mùa hạn, mặn đúng theo hướng dẫn của các ngành chuyên môn.

Vùng cù lao xã Tân Phong, xã Ngũ Hiệp, Long Đức (xã Tam Bình, huyện Cai Lậy) hiện có khoảng 2.800 ha cây ăn trái, chủ yếu là cây sầu riêng. Để giúp nông dân bảo vệ sản xuất, tỉnh đã đầu tư 17 giếng khoan tại khu vực này (xã Tân Phong 08 giếng, xã Ngũ Hiệp 07 giếng, xã Tam Bình 02 giếng). Khi hạn, mặn xâm nhập đến khu vực này, tỉnh sẽ cho vận hành các giếng khoan để phục vụ nhu cầu tưới tiêu của người dân.

M. Thành

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang