• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Được mùa cây ăn quả

Nguồn tin: Báo Yên Bái, 29/12/2022
Ngày cập nhật: 2/1/2023

Thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) xác định phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đa canh làm hàng hóa và thị trường. Ngoài cây tre măng Bát độ, cây dâu tằm, cây quế hữu cơ, huyện còn xác định phát triển cây ăn quả làm ngành kinh tế chủ lực.

Vườn bưởi của gia đình anh Trần Mạnh Hiến, xã Quy Mông cho thu lãi 60 triệu đồng/năm.

Để cụ thể hóa tạo sự lan tỏa mạnh, huyện ra nghị quyết chuyên đề về chương trình trồng cây ăn quả trên địa bàn; huyện, xã tập trung quy hoạch vùng trồng cây ăn quả. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, nghiên cứu lựa chọn giống, ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn, kỹ thuật.

Với sự nỗ lực từ huyện đến người dân, Trấn Yên đã trở thành địa phương có vùng cây ăn quả không chỉ lớn về diện tích mà còn có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong năm 2022, bà con đã trồng trên 50 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích toàn huyện lên gần 1.200 ha, trong đó có gần 800 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là bưởi, cam, quýt, chanh. Diện tích cây ăn quả trồng tập trung tại các xã: Hồng Ca, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Quy Mông, Y Can.

Năm 2022 này, mặc dù khí hậu thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên cây sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng không dưới 6.000 tấn, trong đó có hơn nửa là quả có múi, giá trị thu nhập đạt trên trăm tỷ đồng.

Trồng và phát triển cây ăn quả ở Trấn Yên đã mang lại giá trị cao, cùng với chương trình tre măng Bát độ, trồng dâu nuôi tằm là những ngành kinh tế chủ lực giúp dân thoát nghèo, làm giàu. Xã Hưng Thịnh vốn là xã thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào cây chè và trồng rừng, nhưng giờ đây cây ăn quả đã chiếm vị trí độc tôn.

Chủ tịch UBND xã Lê Anh Tuấn cho biết: "Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ những héc-ta cây ăn quả đầu tiên, đến nay xã Hưng Thịnh đã trồng và phát triển trên 280 ha cây ăn quả, sản lượng thu hái đạt trên 1.309 tấn mỗi năm. Không sản xuất tự phát mà người dân sản xuất theo quy mô, bài bản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rất tốt".

Hợp tác xã (HTX) cây ăn quả Hưng Thịnh với 14 thành viên, không chỉ bao tiêu toàn bộ sản phẩm trên diện tích 30 ha, với sản lượng trên 200 tấn mỗi năm mà còn tham gia vào chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực (cây ăn quả) của xã, góp phần hình thành phát triển bền vững vùng cây ăn quả. Bình quân mỗi năm người dân trong xã có thu nhập trên 20 tỷ đồng từ cây ăn quả, nhiều gia đình thu nhập 200 - 300 triệu đồng từ cây ăn quả mỗi năm. Nhờ vậy, số hộ giàu ngày một nhiều, hiện cả xã chỉ còn 5,69% hộ nghèo đa chiều.

Năm 2016, gia đình anh Nguyễn Văn Học ở thôn Yên Bình chuyển đổi 1 ha rừng quế sang trồng cây ăn quả, đến nay, gia đình có 400 gốc quýt Đường canh, quýt vỏ giòn và 500 gốc cam sành. Năm trước, gia đình bán cho thu 300 triệu đồng.

Năm nay, được mùa được giá, dự kiến từ nay đến cuối vụ gia đình thu 500 triệu đồng. Không như Hưng Thịnh, từ một địa phương chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, thì nay Quy Mông được biết đến với hàng loạt mô hình, trang trại trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia đình anh Trần Mạnh Hiến trước đây trồng bưởi theo phong trào tự phát. Từ khi vào HTX, gia đình tuân thủ nghiêm ngặt từ chăm sóc đến khi thu hái và sau bảo quản theo quy trình sạch, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Với 165 cây bưởi, chủ yếu là giống bưởi Diễn, bưởi Cát Quế, mỗi năm gia đình bán cho thu nhập trên 60 triệu đồng/năm.

Ông Đỗ Xuân Sáng - Giám đốc HTX Cây ăn quả Quy Mông cho biết: "HTX có 29 thành viên và liên kết với phần lớn bà con nông dân trong xã trồng chăm sóc bưởi theo quy trình VietGAP trên diện tích 80 ha. Nhờ đầu tư chăm sóc theo quy trình "sạch” nên toàn bộ sản phẩm đã được tiêu thụ hết”.

Trồng và phát triển cây ăn quả có quy hoạch, bài bản, giống tốt, đặc biệt là biết liên kết trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm giàu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trấn Yên.

Ngọc Trúc

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang