Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ngãi, 22/02/2023
Ngày cập nhật:
27/2/2023
Cá bống sông Trà đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Quảng Ngãi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Qua các công trình nghiên cứu về đặc điểm phân bố về cá bống cát thì dòng cá này phân bố rộng rãi, có nhiều trên các sông ngòi ở nước ta, tuy nhiên con cá bống cát sông Trà Khúc rất nổi tiếng ở khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Đa số du khách đến với Quảng Ngãi đều ít nhiều tìm mua “hủ cá bống sông Trà Khúc” làm quà.
Tuy nhiên, với vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân hai bên bờ sông Trà Khúc, trong thời gian gần đây việc đánh bắt, khai thác quá mức khiến cho nguồn lợi cá bống cát trên dòng sông cạn kiệt dần. Theo số liệu thống kê của tác giả Võ Văn Nha (2011 – 2020), trên địa bàn ven sông Trà Khúc, riêng cá bống cát trắng, mỗi năm người dân khai thái lên đến 6.500kg; còn sản lượng tất cả các loài cá bống trên sông Trà Khúc (từ lưu vực Tịnh Giang đến cửa Đại) mỗi năm người dân khai thác khoảng 64.939kg. Vì vậy việc thực hiện dự án: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà (Glossogobius sparsipapillus) tỉnh Quảng Ngãi” mang tính cấp thiết lớn đối với tỉnh ta.
Đề tài được triển khai từ năm 2019 – 2022, tuy sau khi phê duyệt đề tài, đại dịch Covid-19 ập đến khiến công tác thu gom, thuần dưỡng cá bố mẹ và nghiên cứu sinh sản nhân tạo gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với dòng cá bống cát, nhưng đến thời điểm hiện tại công trình nghiên cứu sản xuất nhân tạo đối với dòng cá này đã tương đối thành công.
Cá bống sống trong môi trường tự nhiên, được thu gom ở vùng ven sông Trà Khúc, khu vực xã Tịnh Long, Tịnh Khê, Nghĩa Dũng và Nghĩa Dõng (thành phố Quảng Ngãi), vùng nước lợ tầm 5 - 12‰, cá bố mẹ được đưa vào Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phổ thuộc Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi để tiến hành nuôi thuần dưỡng, nuôi vỗ thành thục, sinh sản nhân tạo và ương nuôi tại đây. Để khắc phục yếu tố độ mặn, nhóm nghiên cứu đề tài đã dùng muối ăn để tăng độ mặn trong quá trình chăm sóc cá bố mẹ và ương nuôi cá bột đến cá giống. Đối với công tác sản xuất giống cá bống, một trong những vấn đề khó khăn nhất là việc thay đổi môi trường ương nuôi (điều chỉnh độ mặn) để phù hợp với điều kiện tự nhiên cho đàn cá giống phát triển. So với thuyết minh được xây dựng từ ban đầu, nhóm nghiên cứu đã bố trí lại hàng loạt thí nhiệm khác: Sau khi thu thập đàn cá bố mẹ, môi trường 10 – 12‰, đến khi thành thục tiến hành sinh sản, giảm độ mặn dần còn 7 – 10‰, ấp trứng trong môi trường 3 – 5‰, ương bột lên hương 5 – 8‰, ương hương lên giống 10 - 12‰.
Vượt qua những khó khăn và thách thức từ khách quan cũng như chủ quan, nhóm nghiên cứu đã bước đầu sản xuất hơn 2 triệu con cá bột, thí nghiệm ương nuôi cá giống trong bể và ngoài ao nuôi được 148.000 con cá giống qui cỡ 2 – 5cm. Cá giống sản xuất được giao cho 02 hộ nuôi tại xã Nghĩa Hà và Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi) để tiến hành nuôi thử nghiệm con cá giống sinh sản nhân tạo trong ao nước ngọt và ao nước lợ. Lần lượt kết quả thu được là: 105kg cá thương phẩm trong ao nước lợ, trọng lượng bình quân đạt 11,3gr/con và 260kg cá thương phẩm trong ao nước ngọt, trọng lượng bình quân đạt 9,4gr/con; thả được 28.000con cá bống (qui cỡ 8 – 12cm) ra sông nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản cho môi trường khu vực thuộc xã Nghĩa Phú.
Một trong những nội dung chính của đề tài là đào tạo cán bộ kỹ thuật để tổ chức sản xuất con cá bống cát sông Trà tại Quảng Ngãi cho những kỹ sư nuôi của Trung tâm Giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh…; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bống cát sông Trà và tổ chức tập huấn cho hơn 150 hộ dân tại 3 xã: Nghĩa Dũng, Nghĩa Phú và Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi).
Qua kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện dự án, mặc dù chưa đáp ứng hết các chỉ tiêu mà Đề tài này đề ra nhưng Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu này, coi đây là bước khởi đầu cho việc hoàn thiện và làm chủ hoàn toàn công nghệ sinh sản nhân tạo đối với dòng cá bống cát trên sông Trà Khúc, chủ động nguồn con giống tại chỗ và mở ra một đối tượng nuôi mới, khá tiềm năng cho người dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh nói chung và hai bên bờ sông Trà Khúc nói riêng.
Thành Nhân
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.