• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi phát triển nuôi biển thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Nguồn tin: Nhân Dân, 02/03/2023
Ngày cập nhật: 4/3/2023

Ngày 2/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với tổng nhu cầu vốn hơn 251,7 tỷ đồng.

Nuôi lồng trên biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi xác định mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo hướng công nghiệp, hiện đại, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ phát triển du lịch, góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng hơn 2.000 lồng nuôi; sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 600 tấn; tạo ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; kêu gọi và khuyến khích, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư ít nhất 1 dự án nuôi biển gần bờ quy mô công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đến năm 2030, có khoảng hơn 2.500 lồng nuôi; sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 800 tấn; tạo ít nhất 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; kêu gọi và khuyến khích, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư ít nhất 1 dự án nuôi trên vùng biển hở, vùng biển xa bờ quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Đến năm 2045, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa, là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và sản lượng nuôi của tỉnh.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện như đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nuôi biển và các hình thức nuôi biển gần bờ và trên vùng biển xa bờ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; phát triển chế biến và thương mại sản phẩm nuôi biển; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển…

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn từ nay đến năm 2030 là hơn 251,7 tỷ đồng.

HIỂN CỪ

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang