Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 29/03/2023
Ngày cập nhật:
31/3/2023
Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong ao đất, đầm, hồ ngày càng cạn kiện, nên ngành Nông nghiệp khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông, vừa làm gia tăng giá trị sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
Lồng nuôi cá trên sông được ông Phạm Công Huân đầu tư kiên cố.
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản khẳng định: Sản xuất thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông tiếp tục có vai trò quan trọng làm tăng sản lượng thủy sản của tỉnh. Một số giống nuôi lồng như: cá Nheo mỹ, cá Chép, cá Trắm cỏ, Trắm đen…. góp phần thay đổi cơ cấu đàn cá thả nuôi theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người nuôi, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Một số địa phương xác định nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn trong phát kinh tế, nên tạo điều kiện về kinh phí, chính sách để phát triển. Khảo sát thực tế tại hộ nuôi cá lồng trên sông Đuống của ông Phạm công Huân, thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo (Gia Bình), thấy rõ tiềm năng, hiệu quả kinh tế khi nuôi lồng. Mô hình cá lồng trên sông của ông Huân gồm 32 lồng nuôi, được đầu tư bài bản, khoa học, với hơn 3, 4 tỷ đồng từ tháng 5- 2021, tháng 7- 2022, xuất bán lứa đầu tiên, mỗi lồng nuôi khoảng 10 tấn cá. Mô hình của ông Huân còn có 12 mẫu ao trên đất bãi, dùng để nuôi ươm giống cho ra lồng, tạo vòng tròn khép kín, vừa bảo đảm nguồn cá nuôi, vừa cho giá trị kinh tế cao, bền vững. Ông Huân chia sẻ: Để ổn định môi trường nuôi, giống nuôi, phòng trị bệnh, tôi luôn phải cập nhật thường xuyên, liên tục các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, quản lý môi trường, phòng trị bệnh trên môi trường mạng, qua các lớp tập huấn do Chi cục, Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tổ chức và học hỏi từ bạn bè, các chủ trang trại lớn. Đến thời điểm hiện tại các lồng nuôi cá Diêu hồng, Chép giòn, Trắm… phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, nguồn cung chủ yếu cho thị trường Hà Nội.
Tại lồng nuôi trên sông Đuống của hộ ông Trần Văn Thuận, thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức (Gia Bình) chuẩn bị đến thời điểm xuất bán cá. Ông Thuận phấn khởi: Mấy năm dịch COVID, giá cá rẻ như cho cũng không có người mua, giá thức ăn, chi phí vật tư tăng cao, tưởng như không thể trụ vững. Từ năm ngoái đến nay, hơn 20 lồng nuôi cá Lăng, Trắm, Chép giòn cho xuất bán hơn 80 tấn cá/ năm, trừ chi phí thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ năm, kinh tế gia đình dần ổn định, có thể tiếp tục mở rộng lồng nuôi.
Đến hết tháng 3, toàn tỉnh phát triển 2.485 lồng nuôi cá trên sông, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2022 (tăng 76 lồng). Tổng sản lượng thủy sản ước 10.958,8 tấn, đạt 26,7% so với kế hoạch. Toàn tỉnh sản xuất được 39,6 triệu con giống các loại (cá bột đạt 25,2 triệu con, cá hương 10,75 triệu con, cá giống đạt 3,65 triệu con), đạt 17,22% kế hoạch năm. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất thủy sản năm 2023, ngay từ đầu năm Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản đã ban hành và đôn đốc thực hiện sát sao các văn bản chỉ đạo về hướng dẫn sản xuất thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý hoạt động thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản; kế hoạch tập huấn các lớp thủy sản; tăng cường công tác phòng chống rét, cảnh báo dịch bệnh kịp thời… Đồng thời cử cán bộ bám sát địa bàn được phân công phụ trách để nắm bắt tình hình, diễn biến sản xuất thuỷ sản nhằm phát hiện và có biện pháp tham mưu, chỉ đạo kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc thường xuyên quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh thủy sản và hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc đối tượng thủy sản nuôi lồng trên sông và nuôi thâm canh trong ao đất. Khuyến cáo người nuôi chuyển đổi phương thức sản xuất thâm canh cao, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chú trọng sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước, sử dụng hệ thống đóng-mở hệ thống quạt nước tạo oxy tự động… vừa giảm sức lao động, cá nuôi ngày càng năng suất, không xảy ra dịch bệnh lớn, chất lượng sản phẩm thuỷ sản được cải thiện và tăng cao.
Hiện nay, toàn tỉnh hình thành 162 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, diện tích từ 10 ha trở lên, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất thủy sản theo hướng hàng hoá, vùng nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi theo hướng VietGap, phát triển bền vững. Ngành Nông nghiệp cũng chủ động triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thuỷ sản theo Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 7 - 7 - 2022 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp, Chương trình OCOP và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh để kịp thời hỗ trợ các mô hình nuôi cá đủ điều kiện được hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi cá bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi cá theo hướng VietGap. Đây là cơ hội tạo ra bước đột phá trong sản xuất thuỷ sản, thích ứng với hội nhập và phát triển.
Hoài Anh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.