Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 18/04/2023
Ngày cập nhật:
22/4/2023
Từ năm 2017-2022, Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) đã phối hợp nghiên cứu và tìm ra cách nuôi cá tra chịu được trong môi trường nước mặn. Nghiên cứu tạo ra triển vọng cho nghề nuôi cá tra mở rộng vùng nuôi ra các vùng bị nhiễm mặn ở ĐBSCL.
Theo phương pháp này, muốn cá tra nuôi được trong nước mặn thì phải thuần hóa giống cá tra từ khi còn nhỏ trong môi trường nước mặn. Các cặp cá tra bố mẹ được tuyển chọn từ những con khỏe mạnh, cho sinh sản chéo để tạo ra thế hệ cá tra con.
Những con cá tra con được ương trong nước ngọt 0‰ đến khi đạt khối lượng từ 4-5g thì được thả nuôi thuần hóa trong hệ thống hồ nước tuần hoàn với môi trường nước mặn 10‰. Sau 1 năm, tiếp tục nuôi chúng trong nước mặn có độ mặn 5‰ đến khi đạt kích cỡ cá bố mẹ.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) còn phát hiện rằng, nếu nuôi trong nước mặn thì việc nuôi các giống cá tra con sau khi thuần hóa có khả năng tăng trưởng tốt trong môi trường nước mặn từ 5-10‰ hơn là nuôi với độ mặn từ 15-20‰; nếu nuôi trong nước ngọt thì các giống cá tra con được nuôi thuần hóa trong môi trường nước mặn có tỷ lệ sống, tăng trưởng cao hơn so với cá tra con không thuần hóa.
TRUNG CHÁNH
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.