• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 12/12/2023
Ngày cập nhật: 14/12/2023

Tiếp tục chuỗi hoạt động hội nghị, hội thảo liên quan đến sự phát triển ngành tôm, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm, chiều 12/12, UBND tỉnh tổ chức 2 phiên hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm”, “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ thiết bị mới trong ngành tôm”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội thảo.

Theo Sở NN&PTNT, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, tôm thẻ chân trắng và tôm sú là 2 đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh với sản lượng tôm nuôi đạt trên 230.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành tôm của tỉnh vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định. Biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường; dịch bệnh còn xảy ra và diễn biến phức tạp; môi trường bị ô nhiễm, vật từ đầu vào phục vụ cho nghề nuôi tôm luôn tăng trong khi giá cả đầu ra ở mức thấp, người nuôi đạt hiệu quả về năng suất nhưng không có hiệu quả về tài chính.

Chính vì vậy, việc tổ chức hội thảo chuyên đề về giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm là cấp bách, cần thiết, giúp ngành tôm của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển ổn định bền vững trong thời gian tới.

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ tịch HĐQT HTX Nuôi tôm công nghiệp Tân Long (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) mong muốn các chuyên gia đưa ra những mô hình thiết thực giúp người dân kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng năng suất tôm nuôi.

Theo đó, tại hội thảo, các chuyên gia, công ty thuộc lĩnh vực thủy sản đã giới thiệu những giải pháp kỹ thuật, quy trình, mô hình tiến tiến, áp dụng có hiệu quả, khả thi vào thực tiễn sản xuất, để có giải pháp quản lý tốt môi trường, dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại cho người nuôi tôm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, một số giải pháp quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm được đưa ra như: Nghiên cứu chủng vi sinh bản địa đối kháng vi khuẩn Vibrio và ứng dụng sản xuất chế phẩm đối kháng vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm; Ứng dụng các sản phẩm sản xuất theo công nghệ nano trong nuôi tôm; Giải pháp quan trắc tự động môi trường nuôi thủy sản…

Phiên hội thảo chuyên đề “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ, thiết bị mới trong ngành tôm” đã ghi nhận nhiều sáng kiến về khoa học công nghệ mới, tiêu biểu cho ngành tôm trong thời gian qua.

Trong đó, đại diện Công ty Công nghệ Trung Hải (TP Hồ Chí Minh) trình bày sáng kiến “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản”. Ban Tổ chức đánh giá, giải pháp của Công ty là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề về tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, quản lý chất lượng từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

Đại diện Công ty WESOLIFE (phường Tân Thành, TP Cà Mau) trình bày về công nghệ điện phân xử lý nước cấp cho ao nuôi tôm thay thế hóa chất, giảm giá thành và bảo vệ môi trường. Đây cũng là công nghệ lọt vào Top 10 cuộc thi Công nghệ đổi mới sáng tạo Quốc gia năm 2023. Theo Ban Tổ chức, sáng kiến giải pháp công nghệ này không những giúp ngành giảm giá thành, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái mà còn giúp cho ngành tôm góp phần giảm phát thải “Carbonfootprint”, vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường quốc tế trong tương lai gần.

Công ty cổ phần Việt Nam FOOD (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) trình bày về công nghệ xử lý phụ phẩm ngành tôm, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; đây có thể coi như một trong những giải pháp công nghệ tiêu biểu cho sự chuyển mình của ngành nông nghiệp nói chung và ngành tôm nói riêng.

Giải pháp công nghệ ép đùn trong sản xuất thức ăn tôm, tăng hiệu quả, giảm giá thành và bảo vệ môi trường của Công ty Freeland (xã Khánh An, huyện U Minh) được đánh giá là bước đi tiên phong giải quyết khó khăn trong tình hình ngành tôm đã bị giảm sức cạnh tranh trầm trọng trên thị trường quốc tế do giá thành nuôi tôm của Việt cao hơn 20-30% so với các quốc gia khác…

Hồng Nhung - Phú Hữu

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang