• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển cây thanh long theo hướng nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Bình Thuận, 15/10/2024
Ngày cập nhật: 16/10/2024

Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển cây thanh long theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện với môi trường đang là hướng đi phù hợp để nâng giá trị của loại cây này cũng như tạo điều kiện cho ngành du lịch địa phương phát triển.

Được mệnh danh là thủ phủ thanh long của tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam cũng là nơi tập trung đông các cơ sở du lịch được phân bổ dọc bờ biển trên địa bàn; trong đó có đô thị du lịch NovaWorld Phan Thiet - điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn khi đến Bình Thuận. Với vị trí đặc biệt, để vừa phát triển cây thanh long và phát triển du lịch, đòi hỏi người nông dân phải áp dụng các biện pháp canh tác mới theo hướng thân thiện với môi trường trên cây thanh long, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Theo phản ánh của người dân địa phương, do thói quen canh tác truyền thống bằng cách bón phân gà thô, phân gà chưa qua xử lý, việc phát sinh tình trạng ruồi thường xuyên xảy ra, nhất là trong mùa mưa. Nếu duy trì thói quen canh tác này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của du khách khi đến đây, cũng như an toàn vệ sinh môi trường của khu vực.

Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, hoạt động sản xuất ngành hàng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam đã từng bước có sự thay đổi. Các doanh nghiệp, hộ dân sản xuất thanh long đang dần thay đổi thói quen sản xuất truyền thống lạc hậu hoặc kém thân thiện với môi trường để tiến tới các giải pháp sản xuất xanh thân thiện với môi trường. Sản xuất xanh cũng chính là một mắt xích quan trọng giúp nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam nói riêng và nông nghiệp Bình Thuận nói chung hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững.

Đồng hành cùng nông dân trong việc “xanh hóa” sản xuất nông nghiệp của địa phương, vừa qua, Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận - Chủ đầu tư dự án NovaWorld Phan Thiet đã phối hợp với nhóm nghiên cứu Trường đại học Tài nguyên và Môi trường thực hiện Đề án thử nghiệm phương pháp sử dụng vi sinh phun xịt trên vườn thanh long để hạn chế ruồi và xử lý mùi hôi phát sinh do bón phân gà chưa qua xử lý tại khu vực xã Tiến Thành; hướng tới nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là khu vực ven các điểm du lịch, từ đó đẩy mạnh du lịch xanh, bền vững.

Với những kết quả bước đầu sau khi triển khai dự án, UBND thành phố Phan Thiết đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Công ty TNHH Delta – Valley Bình Thuận cùng nhóm nghiên cứu trong việc đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nâng cao đời sống, sức khỏe cộng đồng dân cư và trải nghiệm của du khách tham quan nghỉ dưỡng tại khu vực. Hiện nay, đề án đang tiếp tục được mở rộng diện tích thử nghiệm để đánh giá chính xác hơn về tính hiệu quả, làm cơ sở để triển khai áp dụng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông của tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất VietGAP hướng tới nông nghiệp xanh, bền vững, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là khu vực ven các điểm du lịch cho các hộ dân trực tiếp sản xuất thanh long ở 02 xã Hàm Minh, Thuận Quý. Các đợt tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo của nông dân địa phương.

Với sự nỗ lực vì mục tiêu đưa du lịch Bình Thuận đi đúng hướng trên con đường trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực, các cơ quan chức năng cùng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đang chung sức triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể. Xuyên suốt quá trình này, việc đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa nông nghiệp và du lịch luôn được quan tâm và cụ thể hóa bằng các giải pháp xoay quanh nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường./.

Hữu Tri

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang