Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 08/05/2013
Ngày cập nhật:
9/5/2013
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực đưa cây màu xuống ruộng để thay thế cho lúa Hè thu nhằm nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác. Cách làm này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thông lệ, vụ lúa Hè thu của tỉnh thường bắt đầu từ khoảng tháng 1 và kéo dài cho đến hết tháng 4 âm lịch. Đây là những tháng thời tiết không được thuận lợi cho việc sản xuất lúa, do tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài, khiến cho đồng ruộng luôn bị thiếu nước. Ngoài ra, lúc này trên cây lúa các đối tượng dịch hại cũng xuất hiện nhiều so với những vụ khác. Những yếu tố đó làm cho cây lúa kém phát triển, năng suất thường không cao. Trong khi, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn, nhưng người sản xuất lại ít có lời. Để khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa Hè thu, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con ở một số vùng có điều kiện canh tác khó khăn chuyển đổi cây trồng, đưa cây màu xuống ruộng trong mùa khô nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Anh Tùng đang chăm sóc ruộng dưa của gia đình.
Huyện Châu Thành A là một trong những địa phương có diện tích trồng màu khá nhiều, với tổng số 1.906ha, trong đó màu trồng trong mùa khô là 432ha. Nói về hiệu quả từ việc chọn cây màu thay thế cho cây lúa, bà con nông dân ở đây đều khẳng định, trồng màu cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Minh chứng là thời gian qua, đã có nhiều diện tích lúa Hè thu bị ảnh hưởng do khô hạn khiến nông dân thất thu. Trong khi những người trồng màu lại phấn khởi vì trúng mùa, được giá. Đang chăm sóc bên ruộng dưa hấu, anh Tống Ngọc Tùng, ở ấp 2A, xã Tân Hòa, cho biết: “Đã hơn 3 năm nay, cứ đến mùa khô hạn là gia đình tôi trồng màu trên nền đất lúa, chủ yếu là trồng dưa hấu. Từ khi chuyển sang trồng màu đến nay, năm nào cũng thu về từ 10 - 20 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 lần so với trồng lúa”.
Năm nay, do thu hoạch lúa Đông xuân sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, nên người dân ở xã Tân Hòa tranh thủ xuống giống dưa hấu sớm hơn cùng kỳ. Với hơn 3 công dưa đang cho trái (giống Tiểu Long), anh Tùng dự đoán năng suất đạt khoảng 3 tấn trái/công, với giá trên dưới 4.000 đồng/kg (cân tại ruộng) như hiện nay, vụ dưa này, sau khi trừ chi phí, gia đình anh có lợi nhuận trên 20 triệu đồng. Anh Tùng cho biết thêm: “Mặc dù cho thu nhập cao nhưng người trồng màu đang lo lắng về giá cả còn bấp bênh, tiếp cận kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bà con rất cần sự quan tâm hơn nữa từ ngành chuyên môn”.
Qua nhận định của nông dân, nếu trồng lúa gặp tình trạng thiếu nước sẽ phát sinh nhiều vấn đề như: xuất hiện cỏ dại, tốn nhiều công sức và chi phí bơm tưới, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lúa,… từ đó làm giảm năng suất và chất lượng lúa sau này. Còn trồng màu, đặc biệt là dưa hấu thì trời nắng dưa vẫn phát triển tốt, nhu cầu sử dụng nước cũng ít hơn so với làm lúa. Ngoài ra, việc trồng màu trên đất ruộng thay cho một vụ lúa sản xuất trong mùa khô hạn, bà con còn có thể đạt lợi nhuận gấp đôi, gấp ba lần so với canh tác lúa trên cùng diện tích. Cụ thể, trồng lúa vụ Hè thu, nếu năng suất đạt 500 kg/công thì sau khi trừ chi phí đầu tư, còn lời vài trăm ngàn đồng/công. Nhưng chuyển sang trồng rau màu thì khả năng sẽ cho lợi nhuận từ 2 - 5 triệu đồng/công, nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt, trúng mùa, trúng giá thì có thể lên đến 6 - 7 triệu đồng/công. Do đó, việc một số nơi nông dân đã đưa cây màu xuống ruộng thay cho cây lúa trong vụ Hè thu được xem là một giải pháp hữu hiệu trước tình hình khô hạn, nhằm nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, người có hơn 5 năm kinh nghiệm trồng dưa xen canh lúa, ở cùng ấp 2A, xã Tân Hòa, chia sẻ: “Nếu như trước đây hầu hết diện tích đất ruộng ở khu vực này đều sản xuất 3 vụ lúa/năm, thì nay đã có không ít đất trồng lúa được chuyển sang trồng màu ở vụ Hè thu, rồi sau đó mới sản xuất lúa Thu đông và Đông xuân. Tuy trồng màu tốn nhiều công chăm sóc nhưng cho nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với làm lúa. Đặc biệt, trước tình hình nắng nóng và khô hạn như hiện nay, việc canh tác lúa Hè thu lại càng trở nên khó khăn và tốn kém”.
Nhờ có hiệu quả kinh tế khá cao mà hình thức luân canh cây màu trên đất ruộng đã được nhiều nông dân áp dụng. Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có 7.000 - 8.000ha rau màu các loại, trong đó, diện tích trồng trên đất lúa khoảng 500ha, tập trung ở huyện Long Mỹ, Châu Thành A và Vị Thủy. Các loại rau màu phổ biến như: bắp nếp, dưa hấu, cây họ bầu, bí, dưa leo… Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trần Ngọc Thể khẳng định: Việc nông dân áp dụng luân canh lúa - màu trên ruộng không chỉ mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn giúp đất giữ được độ tơi xốp, màu mỡ, hạn chế sâu bệnh cho cây lúa ở vụ mùa tiếp theo. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và lâu dài, ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương và ngành chức năng cần có biện pháp khuyến cáo cụ thể để bà con nông dân chọn lựa, sản xuất những đối tượng rau màu phù hợp với điều kiện đất đai của từng vùng, nhất là phải hết sức chú ý đến nhu cầu của thị trường, tránh hiện tượng sản xuất tràn lan, cung vượt cầu, khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, không đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Việc đưa cây màu xuống ruộng ở những vùng có điều kiện khó khăn trong sản xuất lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để mô hình ngày càng phát triển thì người dân rất cần sự quan tâm hỗ trợ về giống, kỹ thuật, đặc biệt liên kết “4 nhà” để đầu ra của sản phẩm được ổn định…
HỮU PHƯỚC
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.