Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 12/12/2013
Ngày cập nhật:
16/12/2013
Trồng gừng trong túi nilon đen, bao tải, bao xi măng, sọt tre lót rơm rạ… là những phương thức sản xuất mới, có hiệu quả đang được Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm và Bao bì Vĩnh Phúc triển khai tại xã Tam Hợp (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc). Đây được xem là hướng đi mới giúp nông dân tăng thu nhập trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất.
Trồng gừng trong bao là phương thức sản xuất mới, giúp nông dân tăng thu nhập.
Là hộ tham gia trồng gừng, chị Nguyễn Thị Thảo cho biết: Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty, gia đình đã trồng 1.400 bao gừng (2 sào). Hiện nay, cây gừng chuẩn bị cho thu hoạch. Dự kiến mỗi bao gừng cho thu từ 0,9-1kg, với giá bán khoảng 10.000 đồng/kg. Như vậy, gia đình sẽ có nguồn thu gần 10 triệu đồng. Theo chị Thảo, cây gừng là loại cây ưa bóng, có thể trồng xen trong các khu vườn trồng cây ăn quả, tận dụng được diện tích ở mọi nơi, mọi chỗ; sau 9 tháng là thu hoạch được.
Anh Lê Quang Đông cho biết: Hiện nay, anh đang trồng 1.000 bao gừng dé (gừng ta), đây là giống gừng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, khả năng kháng sâu bệnh tốt, củ có chất lượng cao, đang được thị trường ưa chuộng. Ưu điểm của trồng gừng trong bao là cơ động, hạn chế mưa bão, ngập lụt, hạn hán do dễ di chuyển. Dễ thu hoạch, dễ bán từng bao hoặc từng phần mà không làm ảnh hưởng đến những cây khác. Bên cạnh đó, nếu phát sinh sâu bệnh thì có thể cách ly các bao gừng một cách dễ dàng.
Là một trong những công ty có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm: Chè xanh, chè đen, các loại gia vị, Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm và Bao bì Vĩnh Phúc nhận thấy thị trường đối với sản phẩm gừng ở Việt Nam có nhiều tiềm năng. Việt Nam có thể trồng, chế biến gừng để xuất khẩu sang thị trường các nước, đem lại giá trị và lợi nhuận cao, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Để làm được điều này thì phải thực hiện đồng bộ các khâu từ chọn tạo giống, trồng, bảo quản và chế biến tạo ra sản phẩm gừng đa dạng. Vì vậy, Công ty cổ phẩm Nông sản thực phẩm và Bao bì Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản và chế biến gừng phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc”. Theo đó, vụ xuân 2013, Công ty đã triển khai trồng gừng theo 2 phương pháp: trồng 2ha gừng trong bao; 1,19ha gừng trên ruộng. Quy trình trồng được áp dụng theo kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương.
Thực tế triển khai cho thấy: phần lớn các diện tích trồng gừng sinh trưởng tốt, mỗi cụm từ 2-4 nhánh, mỗi củ có trọng lượng trung bình đạt từ 100-250gam. Sản lượng ước đạt 15 tấn/ha gừng tươi. Hầu hết số lượng gừng sau khi thu hoạch tại các hộ dân đều được Công ty thu mua trực tiếp tại ruộng.
Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty, để trồng gừng đạt hiệu quả cao thì cần phải thực hiện tốt các khâu: Chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Gừng sử dụng làm giống có thời gian sinh trưởng từ 10-11 tháng (kể từ khi trồng hoặc thu hoạch gừng). Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 2-3 mắt mầm khỏe, chấm tro bếp ngay. Sau đó đem ủ khoảng 10-15 ngày, các hom gừng nhú mắt là đem trồng vào bao. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng giặt sạch (bao tải, túi nilon đen, sọt tre lót rơm rạ), cắt đôi theo chiều ngang, phía đáy đục 5-6 lỗ thoát nước. Đất trồng gừng phải tơi xốp, thoát nước, được trộn theo tỷ lệ 1:3:5 (phân chuồng ủ hoai mục: vỏ trấu: đất trộn), mỗi bao bổ sung thêm 10-20 gam lân Supe, 50 gam vôi bột. Đất cho vào bao rồi đặt hom gừng (đã ủ nứt mầm) vào giữa, rồi phủ lớp đất chừng 2 cm. Sau khi trồng xong, bao gừng được xếp theo luống, mỗi luống 3 bao để thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trường, phát triển. Nên trồng gừng trước tháng 4. Từ khi trồng đến khi thu hoạch cần bón phân thêm 3 lần nữa cho gừng mau tốt củ vào các giai đoạn 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày. Đồng thời, luôn duy trì độ ẩm thích hợp để gừng phát triển tốt.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, các hộ trồng gừng cần nắm rõ một số bệnh cũng như cách trị bệnh cho cây gừng sao cho hiệu quả. Đối với bệnh cháy lá, trên phiến lá xuất hiện những đốm màu xanh tái, giữa có màu xanh nâu, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá; trị bệnh bằng cách phun thuốc Kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Bệnh thối khô củ, đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá, sau đó lan xuống phía gốc làm thối củ, chết cây; khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim. Bệnh thối nhũn củ, vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó lớn dần và ăn sâu vào trong làm cho củ bị thối; trị bằng cách, cách ly bao có cây bị bệnh, phun các thuốc: Cupremicin, Kasuran…
Từ hiệu quả của việc trồng gừng trong bao, hiện nay, Công ty đang chuẩn bị xuống giống để trồng gừng vụ xuân 2014. Đây là mô hình mới, có thể nhân ra diện rộng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Mai Liên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.