Nguồn tin: AG, 19/11/2007
Ngày cập nhật:
20/11/2007
(Ảnh P.V.)
Thách thức lớn nhất của nông nghiệpViệt Nam thời kỳ hậu WTO chính là khả năng cạnh tranh. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng thông qua tác động của họat động khuyến nông sẽ là cách thức hữu hiệu nhất để nhanh chóng nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho nông dân. Thế nhưng, tại sao nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới ?
Theo Feder G. và Slade R. (1993), có công nghệ sản xuất nông nghiệp mới chưa phải là điều kiện đủ trong việc nâng cao năng suất nếu có một khoảng cách (gap) giữa công nghệ mới và việc áp dụng nó bởi nông dân. Wharton C. (1971) đưa ra mô hình "6 không" giải thích tại sao nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới ?: Ðĩ l không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới, không có đủ năng lực để thực hiện, không được chấp nhận về mặt tâm lý, văn hóa và xã hội, không được thích nghi, không khả thi về kinh tế và không sẵn có điều kiện để áp dụng.
Xã hội hóa khuyến nông:
Trong điều kiện Việt Nam, khi nguồn lực của chính phủ dành cho lực lượng khuyến nông Nhà nước có hạn, xã hội hóa họat động khuyến nông là cần thiết. Một trong các cách thức xã hội hóa khuyến nông chính là họat động khuyến nông của doanh nghiệp. Xã hội hóa khuyến nông là cần thiết nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho chuyển giao công nghệ mới đến nông dân nhằm nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp nông dân. Mô hình Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là một điển hình trong thực hiện vai trò trên.
"Cùng ăn, cùng ở, cùng làm":
Với mô hình "Cùng nông dân ra đồng", năm qua AGPPS đã giúp nông dân nâng cao năng suất lúa, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm và môi trường. Phương thức hoạt động là chuyển giao công nghệ mới đến với nông dân thông qua hoạt động hiệu quả của mô hình 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông). Qua thực tiễn, đúc kết bài học từ mô hình này được những thành quả 3 nâng và 2 nhanh:
-Nâng cao khả năng bền vững mô hình 4 nhà trong việc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ mới cho nông dân (Mô hình 4 nhà bền vững khi lợi ích 4 nhà được đảm bảo). Trong mô hình 4 nhà, doanh nghiệp giữ vai trò kết dính và bền vững vì không có doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện vật chất thực hiện liên kết giữa các nhà.
-Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
-Nâng cao tính cộng đồng và quen thuộc hóa rủi ro (gắn bó tình làng nghĩa xóm và nông dân mạnh dạn dịch chuyển từ ngần ngại với rủi ro của công nghệ mới sang mạnh dạn áp dụng công nghệ mới do AGPPS ứng trước vật tư hoã trợ 30% chi phí và hoàn trả cuối vụ).
-Nhanh chóng nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp.
-Nhanh chóng dập tắt những thiên tai dịch bệnh.
Để mô hình xã hội hóa khuyến nông được họat động rộng khắp và hiệu quả, cần có các công trình nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống ở tầm quốc gia, Bộ, tỉnh và các Viện, Trường đại học nhằm đúc kết những hiệu quả kinh tế-xã hội- môi trường của mô hình doanh nghiệp tham gia khuyến nông. Nên có chính sách đặc biệt khuyến khích phương thức chuyển giao công nghệ mới của doanh nghiệp cho nông dân. Cần có liên kết thích hợp nhằm khai thác thế mạnh của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và khuyến nông doanh nghiệp nhất là đào tạo cho lực lượng khuyến nông cơ sở của các doanh nghiệp.
PGS .TS Đinh Phi Hổ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.