Nguồn tin: SGGP, 24/11/2007
Ngày cập nhật:
24/11/2007
Thương hiệu Vinamit với các sản phẩm mít sấy đã chinh phục người tiêu dùng nhiều nước nhờ tính chất thơm ngon, ngọt thanh rất tự nhiên. Có thể nói, mít sấy khô của VN đi đầu so với các nước trong khu vực.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Vinamit cho biết, để có được sản phẩm mít sấy khô với hương vị tự nhiên đòi hỏi phải có vùng nguyên liệu rộng lớn, ổn định và trồng mít không chỉ ở các trang trại của công ty mà còn của người dân cùng tham gia và bán cho nhà máy, trong đó, yêu cầu phải là giống mít nghệ của VN.
Nhiều người dân vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng và Đắc Lắc đã trồng và khá lên nhờ chuyên canh giống mít. Mỗi hécta thu nhập khoảng 60 - 120 triệu đồng. Vinamit - Công ty hàng đầu VN hiện nay trong lĩnh vực trái cây sấy – đã đầu tư vùng nguyên liệu và cam kết mua lâu dài mít múi giá 7.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, vì thiếu thông tin và vì chạy theo năng suất, nhiều nhà vườn đã mua và trồng mít giống ngoại nhập. Loại mít này cho năng suất cao, múi to, rất phù hợp cho việc mít chế biến đóng hộp, vì vậy, khi dùng để sấy khô lại cho ra sản phẩm rất dở, nhạt nhạt.
Một trường hợp khác, 5-7 năm trước, khi giá cừ tràm còn cao, người nông dân vùng Đồng Tháp Mười bỏ lúa, chuyển qua trồng cây tràm, thu nhập lên đến 70-80 triệu đồng/ha. Diện tích cừ tràm tăng lên từng ngày. Lúc đó nhiều người đã lo ngại, nếu chỉ trông chờ vào việc sử dụng làm cừ xây dựng đến một lúc nào đó sẽ bị bão hòa và mất giá. Thời gian qua, trong xây dựng đã chuyển qua sử dụng cộc bê tông, vì vậy, 3 năm nay giá cừ tràm giảm liên tục xuống còn khoảng 30 triệu đồng/ha. Chỉ riêng Long An, tỉnh có diện tích cây tràm lớn nhất vùng ĐBSCL đã giảm 11.000 ha.
Bà con chặt cây tràm, chuyển qua trồng lúa. Nhưng mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hứa Đức Nhị nhấn mạnh, so với một năm trước vị thế cây tràm có sự thay đổi tích cực. Với công nghệ mới có thể sử dụng làm bột giấy, ván ép MDF, gỗ nội thất… Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến xây dựng nhà máy chế biến ván ép MDF ngày càng nhiều như Tổng Công ty Lâm nghiệp VN (VINAFOR) ở Long An, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư ở Cà Mau...
Điều quan ngại hiện nay, bà con tiếp tục chặt bỏ cây tràm, nếu không có thông tin kịp thời và chưa có sự điều tiết hợp lý trong việc trồng, khai thác thì 5-6 năm tới sẽ không còn tràm nguyên liệu để chế biến!
2 trường hợp trên đều xuất phát từ một lý do, thiếu thông tin. Bà con nông dân chỉ biết trồng theo người khác và dễ bị người bán giống khuyến dụ mà không có định hướng rõ, trồng để làm gì, bán cho ai và sử dụng giống gì phù hợp.
CÔNG PHIÊN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.