Nguồn tin: Phú Thọ, 30/11/2007
Ngày cập nhật:
1/12/2007
Với diện tích 30 mẫu nuôi trồng 1 vụ lúa 1 vụ cá tổ cá của anh Trần Quang Tiến, khu 1 xã Hưng Hóa (Tam Nông) thu 25- 30 tấn cá/năm. Ảnh minh họa.
Đưa chúng tôi vào thăm nhà anh tổ phó khuyến nông xã Xuân Sơn, đồng chí Vũ Hoan, Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Tân Sơn nhắc đi nhắc lại mấy lần chuyện làm và tạo thành hàng hóa từ sản phẩm địa phương. Điều đọng mãi trong tôi đó là khả năng thoát nghèo của đồng bào các xã vùng cao bằng chính tiềm năng sẵn có như các giống lúa, khoai, lợn, gà lâu nay rất sẵn ở quanh nơi họ vẫn sống.
Với lợi thế địa bàn miền núi có độ cao chênh lệch lớn hơn mặt nước biển 300-400m. Nhiều vùng ở Tân Sơn cho phép trồng các loại cây, chăn nuôi một số đặc sản như chè Shan, nếp thơm, gạo tám, lợn lửng, khoai tầng, chuối cô đơn… Theo kỹ sư Vũ Hoan cho biết: Qua khảo sát địa bàn Thanh Sơn trước đây và Tân Sơn hiện nay đang lưu giữ nhiều giống cây con đặc sản như: nếp thơm quả vải, thơm vơi, đày, thơm hoa vàng, quạ đen. Đây là các giống lúa nếp chỉ tồn tại ở một số vùng cao như Thượng Cửu, Đông Cửu, Khả Cửu, Yên Sơn (Thanh Sơn); Lai Đồng, Kiệt Sơn, Tân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn (Tân Sơn). Đặc điểm chung của tập đoàn giống là phản ứng với ánh sáng ngắn ngày, mẫn cảm với phân hóa học, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và các loại sâu bệnh. Năng suất trung bình 120-150kg/sào, chất lượng gạo rất ngon. Hầu hết các giống chỉ cấy vụ mùa, một số giống vừa trồng được ở ruộng nước vừa gieo trồng trên cạn. Theo điều tra của huyện, thời điểm năm 2005-2006, giá bán 1kg gạo nếp tại địa phương đã đạt 9-10 nghìn đồng, cao hơn gạo nếp thường 25-30%. Thời giá năm 2007 lên tới 12-15.000 đồng/kg. Ngoài các giống lúa nếp, do đặc điểm sinh thái ở vùng cao, một số xã còn có khả năng đưa vào giống lúa tẻ đặc sản như giống tám thơm, bao thai. Trong đó, cánh đồng Xuân Đài- Kim Thượng rộng hơn 400ha có thể cho phép sản xuất tập trung các giống lúa đặc sản như cánh đồng Mường Thanh tỉnh Điện Biên. Vụ mùa năm 2007 huyện đã đưa vào sản xuất đại trà trên 20ha, do bà con chưa có kinh nghiệm quản lý sản phẩm sau thu hoạch nên một số tư thương vùng ngoài vào mua ngay đầu vụ. Đến thời điểm tháng 11 giá gạo tám ở địa phương đã lên trên 9.000 đồng /kg, cao hơn gạo thường 2.000 đồng/kg.
Cùng với lúa, Tân Sơn có nhiều xã trồng khoai tầng, địa phương thường gọi khoai mán. Sau khi xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật năm 2005, năm 2007 nhiều xã như Vinh Tiền, Xuân Sơn đã đưa vào trồng quy mô rộng. Qua đánh giá năng suất đạt 800-1.200 kg/sào; giá bán thời vụ 2007 trung bình 6.000-7.000 đồng/kg. Qua trao đổi với một số hộ tham gia sản xuất cho biết trồng khoai tầng mang lại giá trị cao. Trên đất làm nương rẫy chuyên trồng lúa nương, sắn đều có thể trồng khoai, kết hợp với gừng. Do điều kiện giao thông thuận lợi nên khoai, gừng làm ra đều tiêu thụ rất nhanh chóng. Không chỉ trồng trọt, một số vật nuôi đặc sản cũng cho phép tạo thành hàng hóa với giá bán khá cao. Nhiều xã ở Tân Sơn có truyền thống nuôi lợn lửng, loại lợn bình thường đã có giá trên 40.000 đồng/kg. Còn loại đặc sản (lợn bố, mẹ đã có một phần lai lợn rừng, lông hoe vàng có sọc, lông có 2-3 chân như lợn rừng) giá bán trên 100 ngàn đồng/kg nên khó mua.
Theo kỹ sư Trần Đăng Lâu, Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, người có trên 20 năm gắn bó với khu vực các xã vùng cao Tân Sơn cho biết: Khu vực này do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đặc hữu nên thích hợp cho trồng và nuôi một số giống đặc sản. Cộng với đó truyền thống lâu đời của đồng bào đã sản xuất, lưu giữ được nhiều cây, con quý. Trước đây do khó khăn về giao thông nên không được chú ý sản xuất thành hàng hóa. Từ khi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia, đặc biệt khi thành lập huyện Tân Sơn đã tạo thuận lợi để đồng bào sản xuất, người bên ngoài tiếp cận và thưởng thức các loại đặc sản. Đây là cơ hội để phát triển các loại cây, con góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong chương trình thực hiện phát triển nông lâm nghiệp trọng điểm, sau khi thành lập huyện Tân Sơn đã đưa phát triển cây, con đặc sản như lúa tám thơm, nếp địa phương, khoai tầng, chuối cô đơn, gà, lợn lửng… theo hướng hàng hóa. Hy vọng tương lai không xa đây sẽ là một hướng quan trọng trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Q.V
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.