Nguồn tin: Nông Nghiệp, 15/02/2008
Ngày cập nhật:
26/2/2008
Những năm qua, ở TP Đà Nẵng đã xuất hiện nhiều nông dân có trình độ học vấn, biết ứng dụng KHKT vào thực tế SX, chăn nuôi, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên mặt trận nông nghiệp. Họ là những nông dân hiện đại.
Mặc dù đất canh tác ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, nhưng phong trào nông dân SX-KD giỏi với nhiều mô hình mới vẫn liên tục phát triển. Nếu ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng) có anh Võ Ngọc Thời đưa được giống thỏ Lâm Đồng về nuôi, tốn ít diện tích mà mỗi tháng lãi trên 5 triệu đồng thì ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) có ông Nguyễn Hữu Thơ đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi kết hợp giữa heo, cá, ếch, vịt, đạt doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Nếu anh Nguyễn Văn Hòa ở xã Hòa Tiến ứng dụng khoa học để làm ra sản phẩm nấm rơm, nấm sò và phân vi sinh thì rất nhiều nông dân phường Hòa Xuân đã vận dụng TBKT để làm ra những đồng lúa cao sản, có năng suất trên 65 tạ/ha. Nhờ được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố mà ông Lê Cổ (xã Hòa Phú) đã nuôi được cá tra và là người đầu tiên ở Đà Nẵng có sản phẩm cá tra bán trên thị trường. Trái lại, ông Hồ Bảy ở Hòa Bắc tự tìm tòi, thử nghiệm và trở thành người nông dân tiên phong trồng dó bầu tại xã miền núi này. Rồi ông vận động nhiều người cùng trồng dó bầu trên tổng diện tích 25 ha và đang hứa hẹn có thu nhập hàng tỷ đồng trong một tương lai gần.
Anh Đỗ Biên Thùy ở xã Hòa Châu lại là “chiến sĩ xung kích” về mô hình nuôi heo trên tầng lầu. Anh đầu tư xây dựng một khu chăn nuôi hai tầng, tầng trệt nuôi heo thịt, tầng lầu nuôi heo nái, mỗi khi lũ lụt thì đưa toàn bộ lên tầng lầu. Áp dụng kỹ thuật được tập huấn, anh xây hầm biôga, biến phân heo thành nguồn nhiệt để đun nấu. Rồi anh mua thêm đất, đào các hồ cá liền kề với trại chăn nuôi, hình thành một khu liên hoàn, bổ trợ nhau giữa nuôi heo, nuôi cá và trồng trọt. Còn ông Nguyễn Đức Thế ở phường Hòa An đã biến cả một khu đất cằn cỗi gần chân núi Phước Tường thành một trang trại “hái ra tiền”. Trong trang trại của ông có hàng trăm cây đu đủ không cao cũng không to nhưng quả lại nhiều và to lặc lè! Hàng trăm cây mai cảnh, cây nào cây ấy cân phân, cành lá tỏa đều tứ phía. Những luống hoa lại càng đều tăm tắp, lá xanh từ gốc đến ngọn, từng luống bằng phẳng, ngay ngắn như minh chứng cho mồ hôi, công sức và tài nghệ của chủ nhân.
Ở khu vực Hòa Cường - Khuê Trung có nhiều hộ vốn sinh sống bằng nghề trồng hoa, nay trúng quy hoạch - giải tỏa, đã đến huyện Hòa Vang thuê đất canh tác. Họ tới đâu là hình thành trang trại tới đó, tạo ra việc làm cho khá nhiều lao động. Đặc biệt, chị Trần Thị Thu Thủy (phường Hòa Cường Bắc) thuê đến 20.000 m2 đất tại xã Điện Phước (Điện Bàn - Quảng Nam), tuyển dụng thường xuyên 20 nhân công và mở gần 10 đại lý tiêu thụ hoa tươi, năm nào cũng nhiệt tình đóng góp, giúp đỡ người nghèo.
Ngay trong trung tâm thành phố, nhiều nông dân ngày ngày miệt mài áp dụng kiến thức khoa học để làm các ngành nghề mới như nuôi cá cảnh, chế tác non bộ, trang trí hoa viên, trồng hoa trên mái nhà… Anh Trần Kim Định (phường Bình Thuận) mới nuôi cá la hán từ đầu năm 2007, cho biết: Giống cá này cứ 20 ngày là đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ trên 1.000 con, giá bán lẻ từ 8-11.000 đ/con và có bao nhiêu cũng bán hết. Chỉ một cặp cá la hán bố mẹ trong hai tháng rưỡi đã đem lại cho anh khoản lãi ròng hơn 10 triệu đồng! Ông Nguyễn Văn Chấn (phường Thanh Bình) sử dụng sân thượng để trồng các loại cây nhỏ như ngâu, cừa, sanh, bồ đề, bùm sụm… Từ những cây đó, ông dùng xơ dừa và san hô áp quanh gốc, lấy dây buộc lại, tưới nước đều đặn mỗi ngày. Sau một thời gian, rễ cây phát triển bấu chằng chịt vào xơ dừa và san hô. Khi chế tác non bộ, ông cố tạo những hang, hốc hợp lý để đặt các cây ấy vào, trở thành những “cây xanh mọc trên núi đá”. Khách chơi non bộ là lớp người giàu có, hễ mà ưng ý thì giá nào họ cũng mua…
Họ là những nông dân hiện đại không thể chỉ biết cày sâu cuốc bẫm mà phải có kiến thức vững về nông nghiệp.
LÊ VĂN THƠM
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.