Nguồn tin: TT, 26/03/2008
Ngày cập nhật:
30/3/2008
Mặc dù vườn cà chua chín rộ từ hơn tuần qua nhưng anh Vũ Văn Việt, ở thôn Quản Thuận, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vẫn chẳng quan tâm đến chuyện thu hái vì hiện nay cà chua chỉ bán được từ 100-300 đồng/kg.
Anh nói với giá đó thì không đủ bù cho tiền công thu hái nên đành bỏ, chờ cho cây cà chua khô héo rồi cuốc lại đất, vay thêm tiền để làm vụ khác. Tương tự, hồi cuối năm 2007, hàng ngàn hộ nông dân ở huyện Đơn Dương đã gom góp tiền trồng cà chua trong vụ đông xuân 2007-2008 với hi vọng kiếm ít tiền lãi trang trải trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng nay thì đành chịu mất trắng.
Một số người có điều kiện thì phá bỏ trồng lại đậu leo, hành lá, cải… để vớt vát chút nào hay chút đó. Còn nhiều hộ khó khăn thì bỏ mặc ruộng cà chua cho bò ăn hoặc cứ để cho cà chua chín đỏ, héo úa rơi vãi khắp ruộng, vườn.
Ruộng cà chua bị... bỏ hoang
Ông Huỳnh Phúc Sanh, phó chủ tịch UBND xã Tu Tra, nói có khoảng 90% số hộ trồng cà chua trong xã phải vay tiền (ngân hàng hoặc tư nhân), hoặc chịu nợ tiền mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… ở các đại lý để trồng cà chua, đến kỳ thu hoạch sẽ thanh toán. Nhưng tình hình này chắc họ lại phải vay tiếp dể sản xuất vụ sau rồi mới trả nợ.
Theo số liệu tổng hợp của cơ quan chức năng, hiện có khoảng 500ha cà chua ở huyện Đơn Dương, chủ yếu là các xã phía nam sông Đa Nhim, trong đó Quảng Lập có 175ha, Tu Tra 130ha, số còn lại ở các xã Ka Đô, Pró, Lạc Lâm, thị trấn Thạnh Mỹ... với sản lượng ước tính khoảng 20.000 tấn. Thế nhưng, vụ này ở nhiều nơi khác cũng trồng được cà chua với qui mô lớn, lại ở gần các TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… nên cà chua Đơn Dương trở nên ế ẩm, giá cả xuống quá thấp, chỉ bằng 5-7% so cùng kỳ năm trước.
Chị Thu Hương, chủ một cửa hàng vật tư nông nghiệp ở thôn Krăng Gọ, xã Pró, cho biết bình quân mức đầu tư cho mỗi sào (0,1ha) cà chua (cây giống, phân bón...) hết khoảng 10 triệu đồng/lứa bốn tháng. Nếu trúng thì mỗi sào cà chua bán được gần 30 triệu đồng, nhưng nay cả làng bị thất mùa nên chị đành “ôm" trên 600 triệu đồng do đã bán chịu cây giống, phân bón cho rất nhiều hộ dân ở xung quanh. Nhiều đại lý vật tư nông nghiệp và cây giống trong huyện Đơn Dương cũng chịu cảnh tương tự, trong đó có nhiều đại lý sổ nợ trên 1 tỉ đồng nhưng tất cả đều hết sức thông cảm với bà nông dân với cùng một suy nghĩ: "Nông dân được mùa thì mình cũng được mùa theo, khi họ mất mùa thì nên chia sẻ".
Nhưng điều mà đa số người dân ở vùng cà chua Đơn Dương mong đợi từ lâu nay lại là mong có thị trường bền vững, ổn định để người nông dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống… Được vậy hàng ngàn hộ nông dân ở Đơn Dương sẽ không còn phập phồng khi đến mùa thu hoạch cà chua như lâu nay nhiều người vẫn thường ví: trồng cà chua tựa như một canh bạc!
Ông Thái On, bí thư Huyện ủy Đơn Dương, nói: "Đơn Dương là vùng rau lớn ở tỉnh Lâm Đồng. Hằng năm, Đơn Dương sản xuất gần 200.000 tấn rau, quả các loại, trong đó có trên 100.000 tấn cà chua… để cung cấp cho thị trường ở TP.HCM và các tỉnh khác. Nhưng do thị trường không ổn định nên đời sống người sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Hiện chúng tôi có chủ trương mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rau, quả để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm ổn định đời sống người sản xuất. Mặt khác, chúng tôi cũng vận động bà con nông dân nên hạn chế việc trồng cà chua trong vụ đông xuân để tránh rủi ro vì trong vụ này nhiều nơi khác trong nước cũng phát triển diện tích cà chua với qui mô lớn".
NHẤT HÙNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.