Nguồn tin: NNVN, 28/07/2008
Ngày cập nhật:
29/7/2008
Được tin ông Phạm Hồng Việt, trú tại tổ dân phố 4B - thị trấn Đăk Hà (Đăk Hà - Kon Tum) trở thành tỷ phú từ chanh dây, chúng tôi đã vượt hơn 40km tìm đến người thương binh vượt khó này. Quả thật, khi được nghe ông kể về một thời lửa đạn, và cả chuyện trở thành tỷ phú của ông, chúng tôi vô cùng khâm phục…
Tháng 8/1971, ông nhập ngũ vào Trung đoàn 600, thuộc lực lượng Công an vũ trang Thủ đô Hà Nội. Với nhiệm vụ bảo vệ phủ Thủ tướng, ông và một số đồng chí khác hoàn thành tốt nhiệm vụ và được cử đi đào tạo lớp trinh sát vũ trang. Năm 1973, sau khi ra trường nhận nhiệm vụ tại các đơn vị như Trung đoàn 690 thuộc Sư đoàn 302 (Quân khu VII); tham gia chiến đấu tại Đồng Xoài - Tây Ninh; là trinh sát thọc sâu thăm dò địa hình tại nước bạn Cam Pu Chia và tham gia đánh đuổi quân Pôn Pốt.
Tháng 2/1981, trong một lần đi trinh sát thực địa và vận động quần chúng nhân dân trên đất nước Cam Pu Chia, ông bị địch phục kích, vướng phải mìn ĐH 10 của địch, bị thương ở đầu và bụng… Là thương binh mất sức 82%, được chuyển về phía sau điều trị tại bệnh viện 175; rồi điều dưỡng tại Trại an dưỡng Chí Linh - Hải Dương, cuối cùng là Trạm điều dưỡng Vinh Quang (thị xã Kon Tum - Kon Tum)… Với phẩm chất người lính, Phạm Hồng Việt đã vượt lên tất cả, để hôm nay, ông đã thành “tỷ phú” trên “trận tuyến mới”.
Năm 1984, ông Việt xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Hoa, là công nhân Nông trường 701. Tài sản duy nhất ông mang theo về "tổ ấm" của mình là 13 cân gạo và 3 cân sắn. Ông mất sức, mọi công việc trong gia đình đều do một mình bà Hoa gánh vác.
Năm 1999, với số tiền tiết kiệm của gia đình, vợ chồng mua được 6 héc-ta đất rẫy trồng sắn tại xã Ngọc Wang. Vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn "tạo việc làm cho gia đình chính sách", ông đã phát triển trang trại. Chuyện làm ăn của gia đình ông sẽ bình thường như bao gia đình khác, nếu không nhờ cây chanh dây, một thứ cây có quả dùng làm nước giải khát đã giúp ông trở thành tỷ phú.
Đó là vào năm 2005, trong một lần thăm đồng đội cũ tại Lâm Đồng, nghe lời giới thiệu của bạn bè ông đã tìm đến một vườn chanh dây, gặp chủ vườn để tìm hiểu cách bắc giàn, chăm sóc, phương pháp đào hố và phòng ngừa sâu bệnh hại. Thấy ông say mê với chanh dây, chủ vườn đã giúp đỡ ông kỹ thuật. Trở lại Kon Tum, ông bán hết rẫy sắn và 9 con bò để trồng chanh dây. Chưa hết, ông còn mượn ngân hàng 100 triệu đồng để đầu tư cho loại cây mà ở nơi ông sống chưa ai dám trồng này. Một mặt ông vào tận xã Đăk Ui (cách nhà 12km) để thuê 6 héc-ta đất (trị giá 2,5 triệu đồng/héc-ta/năm), lại còn mướn 3 héc-ta đất tại vườn thực nghiệm của Trạm khuyến nông huyện Đăk Hà để phát triển chanh dây. Đến nay, chỉ sau ba năm trồng chanh dây gia đình ông Việt đã thu hoạch tiền tỷ.
Giải thích với chúng tôi về sự mạo hiểm của mình, ông cho biết: Chanh dây là một loại quả hiện đang tiêu thụ mạnh trên thị trường, có lúc giá lên 5.000-7.000đ/kg mà không có bán. Trồng loại cây này lãi tương đối cao do chi phí rất thấp. Thời gian phát triển của cây chanh dây tương đối ngắn nhưng năng suất lại rất cao. Qua tìm hiểu tại Lâm Đồng, một tỉnh phát triển rất mạnh loại cây này cho thấy, 1 héc-ta phát triển bình thường cho thu hoạch 50 tấn quả tươi. Chỉ cần tính giá 3.000 đồng/kg cũng cho thu về 150 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng, gấp hơn 5 lần so với trồng cà phê (cà phê chỉ lãi 15 triệu đồng/héc-ta).
Dự kiến trong năm 2008, gia đình ông thu 450 tấn quả chanh dây, với giá thị trường hiện nay gia đình ông thu khoảng 1,35 tỷ đồng, trừ chi phí ông sẽ “ẵm” trọn 800 triệu đồng.
Nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật mà hiện nay tại các vùng Đăk Tô và Đăk Hà đã phát triển được 50ha chanh dây. Hội Nông dân và Hội Làm vườn Đăk Nông đã cử người đến nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này. Nay tỉnh Đăk Nông cũng đã phát triển được 150ha chanh dây.
Với việc "tìm hướng đi" và "đi đúng hướng" trong việc đưa cây chanh dây về sản xuất tại Đăk Hà, ông Phạm Hồng Việt khiến người dân Kon Tum phải kính nể. Ngoài việc "tìm hướng thoát nghèo" và làm giàu cho bản thân mình, hiện nay ông Việt đang tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động tại địa phương với mức lương 500.000 đồng/người/tháng. Dự kiến trong thời gian tới gia đình ông sẽ xây dựng 1 kho đông lạnh và mua sắm 1 xe đông lạnh để vận chuyển sản phẩm cho các công ty giải khát.
TRẦN MINH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.