Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 10/11/2008
Ngày cập nhật:
12/11/2008
Năm 2007, người dân trồng đay ở 3 huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh và Mộc Hóa của tỉnh Long An phải một phen lao đao. Còn vụ đay năm nay cũng chẳng sáng sủa gì hơn.
Đã tưởng là “ăn chắc”
Ngay từ đầu vụ, chính quyền các cấp ở đây cùng với lãnh đạo Nhà máy Bột giấy Phương Nam tuyên truyền, khuyến khích, vận động người dân trồng đay, bán đay nguyên liệu cho nhà máy sẽ có nhiều ưu đãi. Nghe bùi tai, người dân ùn ùn bỏ lúa để trồng đay, phá rừng tràm để trồng đay,…
Thu hoạch đay nhưng người trồng vẫn buồn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nơi đây đã có gần 10.000ha đay mọc lên (năm 2006 chỉ có khoảng 3.000ha). Thế nhưng đến mùa thu hoạch đay, Nhà máy Bột giấy Phương Nam chỉ mua rất ít khiến hàng ngàn hộ dân trồng đay phải “ôm sô”, lỗ nặng.
Chán nản, người dân ở đây bỏ cây đay quay về với cây lúa, diện tích đay năm 2008 chỉ còn khoảng 1.578ha. Những tưởng vụ đay năm nay sẽ “ăn chắc” do diện tích giảm, giá sẽ lên cao. Ngay như đầu vụ, lúc chuẩn bị xuống giống, nhiều thương lái xuống tận nhà “đặt hàng” sẽ mua đay sợi với giá 7.000đ/kg. Thậm chí họ còn cho người trồng đay ứng tiền trước để mua phân bón, thuốc trừ sâu… Trớ trêu thay, thương lái mua đay sợi đúng như cam kết nhưng người trồng đay vẫn lỗ.
Theo những người trồng đay tính toán thì do giá phân bón, thuốc trừ sâu năm nay tăng cao, cộng với những chi phí khác… khiến tiền đầu tư cho 1ha đay “ngốn” khoảng 15 triệu đồng. Trong khi 1ha đay tươi cho ra khoảng 2 tấn đay sợi (trung bình 15 tấn đay tươi cho ra 1 tấn đay sợi), với giá 7.000đ/kg thì 1ha đay người dân lỗ khoảng 1 đến 2 triệu đồng. Nếu tính luôn tiền công cán ròng mấy tháng trời trồng đay thì khoản lỗ này còn tăng lên nhiều.
Ông Nguyễn Văn Đức, một lão nông thâm niên với nghề trồng đay ở xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa buồn bã, than: “Năm rồi trồng đay lỗ nặng, năm nay cắt ra 2ha trồng đay, 2ha trồng lúa, tính là nếu lỗ cái này thì lấy cái kia bù qua, ai dè cái nào cũng lỗ!”. Ông nhẫm tính, giá 7.000đ/kg đay sợi, 2ha trồng đay ông lỗ gần 4 triệu đồng, cộng thêm phần 2ha trồng lúa, ông lỗ tổng cộng gần 7 triệu đồng.
Trồng gì cũng lỗ
Không riêng gì ông Đức, người dân ở đây “trồng đay hay trồng lúa gì cũng lỗ”. Những người bám cây đay thì lỗ do giá vật tư lên cao, dù giá đay sợi năm được bán với giá cao nhất từ trước đến nay. Những người “nhát gan” quay về với cây lúa cũng lỗ do không được mùa, giá thấp, bán cũng không ai mua (Long An hiện còn tồn đọng lúa hè thu trong dân khoảng 300.000 tấn). Nhiều người than vắn thở dài, họ không biết phải làm gì vào vụ mùa tới.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, để có đủ nguyên liệu cho Nhà máy Bột giấy Phương Nam hoạt động (công suất 600.000 tấn đay nguyên liệu/năm) cần phải có vùng đay nguyên liệu từ 15.000ha trở lên (với năng suất phải đạt 40 tấn đay tươi/ha).
Nhưng khỗ nỗi, đến cuối năm 2007 nhà máy không thể đi vào hoạt động như đã cam kết trong ngày khởi công (tháng 3-2006). Nhà đầu tư xin gia hạn đến cuối tháng 6-2008, rồi lại tiếp tục xin gia hạn đến cuối năm 2009 mới đi vào hoạt động.
Nhưng nhìn cảnh xây dựng ì ạch của nhà máy trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng này (nay đã lên khoảng 2.500 tỷ đồng do trượt giá) không ít người ái ngại. Có lẽ vậy nên vụ đay năm nay, Nhà máy Bột giấy Phương Nam vẫn “án binh bất động” trong việc ký kết thu mua đay nguyên liệu cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Truyền, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, cho rằng: Năm 2009 nhà máy đay đi vào hoạt động nhưng nếu không có sự đảm bảo chắc chắn cho người trồng đay có lời khi bán nguyên liệu cho nhà máy thì sẽ gặp khó về nguyên liệu bởi Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã một lần thất tín với dân.
Ngày 1-7-2008, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trồng đay nguyên liệu tập trung của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Theo đó, giai đoạn từ 2008 - 2015, tổ chức sản xuất đay nguyên liệu đáp ứng 100% công suất thiết kế 600.000 tấn cây/năm của Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Sản xuất đay sợi 5.000 tấn/năm (tương đương 70.000 tấn đay cây). Phấn đấu đưa năng suất đay cây từ 28,9 tấn/ha (năm 2007) lên 36,2 tấn/ha. Đến năm 2020, tập trung sản xuất đay nguyên liệu với mức thâm canh cao để đảm bảo sản lượng đay cây trên 670.000 tấn/năm (tiếp tục thâm canh đưa năng suất bình quân đay cây lên 38,35 tấn/ha). Tập trung đầu tư 3 dự án ưu tiên: Đầu tư Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật và Sản xuất giống đay, với diện tích 10ha tại xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa; đầu tư máy chuyên dùng cơ giới hóa sản xuất đay nguyên liệu; đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất đay ở vùng quy hoạch trồng đay nguyên liệu tập trung (chủ yếu ở 13 xã của hai huyện Thạnh Hóa và Mộc Hóa).
Đăng Nguyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.