Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 14/06/2009
Ngày cập nhật:
15/6/2009
Gầy dựng từ hai bàn tay trắng
Trong cuộc trò chuyện, ông Hớn nhiều lần đề cập đến cụm từ “sống phải chí thú làm ăn, cần cù lao động”. Ông tâm sự: “Sau giải phóng, cuộc sống gia đình rất khó khăn, chỉ có 3 công đất ruộng là tài sản duy nhất. Rồi lần lượt 12 đứa con chào đời, gánh nặng đè lên vai. Vợ chồng tôi rất sợ các con rơi vào cảnh thiếu cái ăn, cái mặc. Tôi suy nghĩ, nếu bám vào phần đất ruộng này thì khó vượt qua đói nghèo. Thế là tôi mạnh dạn lên liếp trồng chôm chôm. Trong lúc chờ cây cho trái, tôi trồng xen hoa màu để lấy ngắn nuôi dài”.
Nhờ mô hình trồng xen thành công, tiền tích lũy được, ông mua thêm đất của những hộ lân cận. Đến nay, ngoài 3,4ha đất nhà, ông thuê thêm 3ha (có hợp đồng dài hạn) để trồng chôm chôm Java.
Ông Hớn bật mí: “Tôi đã nhận ra quy luật của loài cây này, cứ qua giai đoạn chịu hạn, trời đổ mưa thì chôm chôm trổ bông và cho trái. Thế là tôi làm đê bao toàn bộ diện tích đất trồng chôm chôm để chủ động nguồn nước. Hằng năm, trên cơ sở tính toán thời gian để cây cho trái, tôi tiến hành xả nước trong mương vườn đúng 1 tháng 20 ngày và cho nước vào tưới cây trồng kết hợp bón phân. Cây trồng đơm bông, cho trái nghịch vụ, giá bán cao gấp 9-10 lần so với thời điểm chính vụ...”.
Ông Hớn cũng là nhà vườn đầu tiên ở huyện Chợ Lách nâng quy trình xử lý cây ra trái nghịch vụ lên tầm cao hơn, thông qua việc phủ bạt để tạo hạn giả kích thích cây cho trái vụ nghịch.
Rồi ông cùng các con thu mua trái cây đem lên TPHCM tiêu thụ. Tiếp đó ông tìm mối hàng để xuất khẩu qua Trung Quốc.
Để đảm bảo chất lượng, ông thực hiện rất nghiêm túc việc cắt thuốc phòng trừ dịch bệnh trước thu hoạch. Ông còn vận động các nhà vườn cung cấp sản phẩm cho mình cùng tham gia. Khi đó, mỗi ký trái cây tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước 5.000đ. Tính ra, mỗi năm thu hoạch chôm chôm, trừ chi phí các khoản, gia đình ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng, chưa tính khoản thu nhập từ nghề buôn trái cây…
Cuộc sống gia đình nông dân Võ Văn Hớn không ngừng được nâng lên, nhà cửa xây dựng khang trang. Các con ông trang bị xe tải chuyên dụng cho việc vận chuyển trái cây tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
“Tự làm” Global GAP
Ông Hớn tâm sự: “Việc áp dụng tiêu chuẩn Global GAP cho trái chôm chôm đến với tôi như một cơ duyên. Tôi có một người quen tên Nguyễn Bá Hùng, người Việt Nam sống tại Đức, chuyên xuất nhập khẩu rau quả. Ông Hùng tìm đến gặp tôi và đặt vấn đề áp dụng quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu Global GAP cho trái chôm chôm. Thú thật lúc 2 bên trao đổi, thấy nhiều thủ tục rườm rà tôi định không làm. Nhưng nghĩ lại, chính quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế là giấy thông hành cho sản phẩm của mình đứng vững trên thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính nên tôi nhất quyết vào cuộc”.
Nhớ lại khối công việc phải vượt qua trong 1 năm áp dụng quy trình sản xuất chôm chôm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế Global GAP, ông không khỏi thở phào nhẹ nhõm. Ban đầu, ông cho lấy mẫu đất, nước… đem lên Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xét nghiệm các kim loại nặng có ở mức tỷ lệ cho phép hay không. Rồi thuê giảng viên hướng dẫn quy trình canh tác chôm chôm, các biện pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật cho chủ nhà vườn và công nhân.
Ông và các con còn phải tham gia đầy đủ và được cấp giấy chứng nhận liên quan đến sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật trên cây có múi, sử dụng an toàn lao động về cơ khí - điện trong canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn Global GAP… Và một trong những khâu quan trọng là ghi chép chi tiết lịch thăm vườn; lịch và chủng loại phân, thuốc phun xịt cho cây… vào sổ nhật ký sản xuất.
Trên diện tích đất sản suất 6,4ha đất, ông chia thành nhiều lô và cấm bảng ghi những thông tin theo hướng dẫn. Ông còn hợp đồng với 2 lao động đảm nhận việc phun xịt thuốc và bón phân cho cây, 10 lao động tham gia khi vào thời điểm thu hoạch. Mỗi lao động được nhận tiền lương là 1,5 triệu đồng/tháng. Khi bước vào vườn cây trồng, người lao động phải thực hiện nghiêm việc mặc, đeo đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
Cứ nửa tháng hoặc một tháng, ông Nguyễn Bá Hùng (đầu mối tiêu thụ chôm chôm xuất khẩu) cùng những người hướng dẫn đến vườn kiểm tra sổ ghi chép đánh giá việc thực hiện theo quy trình. Vụ thu hoạch gần đây nhất, ông Hớn đã đóng gói xuất khẩu sang Đức hơn 2 tấn chôm chôm để chào hàng, giá bán lên đến… 120.000đ/kg, gấp nhiều lần so với tiêu thụ trong nước và ở Trung Quốc.
Chia tay chúng tôi, ông Hớn “bật mí”: “Những vụ thu hoạch tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục chào hàng sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật, khu vực EU... Sản xuất theo quy trình Global GAP phải tuân thủ nhiều đòi hỏi rất nghiêm ngặt và công phu nhưng bù lại sản phẩm tiêu thụ được toàn cầu và giá bán rất cao…”.
Ngoài việc chí thú làm ăn, ông Hớn rất quan tâm đến người nghèo. Những hộ dân nghèo ở địa phương bức xúc nhà ở hoặc cầu hư, đường sá lầy lội, ông Hớn đều xuất tiền, ngày công lao động và vận động bạn bè tham gia hỗ trợ xây dựng mới, tu sửa… Mỗi năm gia đình ông Hớn dành khoảng 100 triệu đồng làm từ thiện. Cũng bằng sự tích cực vận động của mình, ông Hớn đã thành lập được một bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trần Văn An (Bến Tre).
Bình Đại - Trúc Giang
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.