Nguồn tin: Báo Phú Yên, 15/06/2009
Ngày cập nhật:
16/6/2009
Hiện nay, với tỉ lệ 15% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B, các nhà máy dược trong nước đang có nhu cầu sử dụng 5-10 tấn nguyên liệu chiết xuất từ diệp hạ châu (tương đương 750 - 1.500 tấn dược liệu tươi) để làm thuốc. Trung tâm Dược liệu miền Trung hiện đã ký hợp đồng, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân trồng dược liệu an toàn.
Diệp hạ châu đắng (còn gọi là cây chó đẻ thân xanh, tên khoa học: Phyllanthus amarus) là cây thuốc đã được dân gian dùng để chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, phù thũng, điều kinh. Gần đây, nó đã được chiết xuất thành thuốc bột dihacharin để chế tạo ra viên nang dihacharin và thử nghiệm lâm sàng về tác dụng chữa bệnh viêm gan B mạn tính cho kết quả tốt. Nhu cầu nguyên liệu diệp hạ châu đắng hiện đang rất lớn trên thế giới.
Cách đây không lâu, không ai ở Phú Yên nghĩ rằng một ngày nào đó, cây diệp hạ châu (thường gọi là cây chó đẻ) lại có thể đem lại “cơm no áo ấm”, thậm chí làm nên cơ nghiệp cho nhiều nông dân...
TỪ CÂY DẠI ĐẾN... CÂY VÀNG
Tình cờ tôi gặp kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (gọi tắt là Trung tâm Dược liệu miền Trung) có trụ sở tại thôn Đa Ngư (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa) và tận mắt chứng kiến quy trình trồng, chế biến và xuất khẩu cây thuốc diệp hạ châu thân xanh. Kỹ sư Tuyết Anh cho biết: “Cây trồng này hiện đã triển khai trên 20 ha với 100 hộ nông dân Phú Yên tham gia. Thiên nhiên đã tạo cho Phú Yên hệ sinh thái đa dạng, trong đó chứa đựng nguồn dược liệu phong phú và vùng đất này đã được các cơ quan chuyên môn đánh giá là nơi có nhiều loại dược liệu tích lũy các hoạt chất tương đối cao. Trong chiến lược phát triển ngành Y tế nước ta, Phú Yên được xác định là một trong 10 trọng điểm trên toàn quốc được quy hoạch vùng sản xuất dược liệu. Qua khảo nghiệm cho thấy, điều kiện sinh thái vùng ven sông, đất cát tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa… rất thích hợp để trồng cây diệp hạ châu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn để chế biến thuốc và xuất khẩu.
Một vùng rộng lớn đất rau màu tại phường Phú Thạnh (TP Tuy Hòa) nằm ven hạ lưu sông Ba, đang trở thành một vùng chuyên canh diệp hạ châu. Ông Châu Văn Đồng, ở khu phố 3, phường Phú Thạnh cho biết, gia đình ông chuyển 6 sào (500 m2/sào) đất trồng rau màu sang thâm canh diệp hạ châu từ hai năm nay. Quy trình kỹ thuật, giống và một số loại phân bón vi sinh đều được Trung tâm Dược liệu miền Trung cung ứng và thu nhập xấp xỉ 60 triệu đồng/năm. Trong lúc nhiều vùng nông nghiệp ở Phú Yên đang loay hoay phấn đấu xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm thì lợi nhuận từ việc trồng cây diệp hạ châu của ông Đồng đạt 200 triệu đồng/ha/năm, gấp hai lần trồng rau màu và gấp 10 lần trồng lúa trên cùng diện tích đất. “Trồng diệp hạ châu nhàn nhã hơn nhiều so với trồng lúa và rau màu. Chỉ cần tuân thủ đầy đủ quy trình theo hướng dẫn như: làm đất kỹ, tưới nước nhẹ mỗi ngày hai bận, bón phân vi sinh đúng liều… thì chẳng còn phải lo sâu bệnh” – ông Đồng cho biết.
PHẢI TUÂN THỦ QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh cho biết: “Sau khi Bộ Y tế chuyển đổi phương thức quản lý các trung tâm sản xuất dược liệu, Trung tâm Dược liệu miền Trung đã trở thành một bộ phận của Công ty TNHH Hồng Đài Việt (TP Hồ Chí Minh), đối tác luôn được mở rộng nên đầu ra cho dược liệu của đơn vị rất ổn định. Chẳng những nông dân trồng dược liệu mà thu nhập của công nhân viên của trung tâm cũng khá ổn định.
Cuối năm 2008, Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Yên đã cho triển khai dự án “Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc trong nước và xuất khẩu”. Theo đó, với kinh phí trên 1,8 tỉ đồng, từ nay đến cuối năm 2010, Trung tâm Dược liệu miền Trung sẽ chuyển giao giống, vốn và công nghệ cho nông dân trồng 15 ha dược liệu, trong đó cây diệp hạ châu chiếm đến 10 ha tại sáu xã thuộc huyện Đông Hòa, Tây Hòa và Phú Hòa. Dự án cam kết đảm bảo đầu ra loại cây dược liệu này, với mức thu nhập cho người trồng từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Diệp hạ châu có thể cho năng suất 15-16tấn/ha/vụ trong 50 - 60 ngày chăm sóc, mỗi năm có thể trồng được 4 - 5 vụ. Việc chuyển giao giống, kỹ thuật trồng và sơ chế sẽ do dự án đầu tư; nông dân tham gia mô hình theo tinh thần tự nguyện, tuân thủ quy trình trồng theo tiêu chuẩn rau an toàn.
Tuy nhiên, với loại cây trồng hấp dẫn này, kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh cũng khuyến cáo: “Nông dân muốn trồng diệp hạ châu nên liên hệ và có hợp đồng cụ thể với các đơn vị chức năng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo sự điều tiết của nhu cầu thị trường, tránh rủi ro trong thu nhập từ cây trồng này”.
HÙNG PHIÊN – HOÀI NAM
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.