Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 17/06/2009
Ngày cập nhật:
18/6/2009
Những chùm rong biển xanh nõn, nhỏ li ti mà người dân vùng biển Bình Thuận quen gọi là rong nho biển có đặc tính dễ nuôi trồng, ít tốn công lại được giá. Nhiều người hy vọng, sản xuất rong nho biển sẽ là bài toán kinh tế giúp người dân miền biển thoát nghèo.
Món quà của biển
Nhiều người nuôi rong nho biển tại Bình Thuận không nhớ chính xác rong nho đã du nhập vào Việt Nam như thế nào, họ chỉ nhớ rằng đấy là do tình cờ các doanh nghiệp Nhật đem vào nuôi trồng thử ở nước ta cách đây vài năm. Sau đó, đến năm 2007, Viện Hải dương học Nha Trang đã thử nuôi trồng tại khu vực Bình Thuận. Kết quả thật bất ngờ, giống rong nho này hoàn toàn có thể thích nghi và phát triển rất tốt. Và giờ đây, rong nho biển đã trở thành món quà quý dành cho người dân vùng biển miền Trung vốn nhiều sóng gió, khó khăn…
Rong nho biển (Caulerpa lentillifera) còn được gọi là trứng cá xanh (green caviar) hay nho biển (sea grapes). Loại này có hình dáng giống trứng cá nhưng có màu xanh và mọc thành chùm trong nước biển như chùm nho. Rong nho có vị mằn mặn lạ miệng, đặc trưng hương biển, lại giàu vitamin A, E và khoáng chất… và là một loại dược liệu quý cho sức khỏe và sắc đẹp. Người Nhật, Philippines rất “mê” rong nho biển trong các bữa ăn.
Rong nho được trồng trong hồ nước biển sạch tại khu du lịch Vườn Đá - Bình Thuận.
Điều đáng nói, loài rong này cũng kén nơi phát triển. Ở Nhật Bản - quê hương của giống rong nho biển cũng chỉ có đảo Okinawa là phát triển tốt – nơi có điều kiện thời tiết nóng ấm. Ấy thế nhưng, thật lạ khi du nhập vào Việt Nam, giống rong nho này lại hợp với thổ nhưỡng và thời tiết ấm áp của vùng biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Thuận... Người nông dân nơi đây bỗng được “đãi” thêm một giống nông sản có giá trị kinh tế cao, ngoài cây thanh long họ nhà xương rồng truyền thống.
Anh Nguyễn Văn Hiệp trồng rong nho tại vùng biển Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thật thà khoe kinh nghiệm: Rong nho rất dễ sống, chúng được trồng trong những hồ chứa nước biển sạch có sục khí oxy liên tục. Rong “ăn” dinh dưỡng từ cá biển nấu hòa tan trong nguồn nước. Chỉ cần một lần gây giống, nuôi chừng 25-30 ngày là có thể thu hoạch. Có thể nói, nuôi trồng rong nho biển chỉ cần tốn một lần vốn rồi thu lời nhiều lần. Vấn đề quan trọng là người trồng phải duy trì giống thật tốt thì nó sẽ “đãi” mình dài dài…
Nuôi trồng rong nho dễ là như vậy đó nhưng cũng có những điều cấm kỵ. Cụ thể, rong nho chỉ có thể sống trong nước có nhiệt độ từ 22-28°C. Việc thu hoạch rong nho cần đảm bảo hạt rong tròn không bị giập bể, nếu không vi khuẩn phát triển nhanh làm hư hỏng rong rất nhanh. Vào thời điểm tháng 2-3, nước biển lạnh nên rong nho chậm lớn, có khi bị chết. Ông Trần Nam Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Minh Sơn, chuyên trồng và cung cấp rong nho biển tại Phan Thiết, khuyến cáo: Với thị trường khó tính như Nhật Bản, rong nho nuôi trồng trong môi trường nước không hợp vệ sinh thì giá trị rất thấp.
Cần đầu tư công nghệ sau thu hoạch
Rong nho đến “tuổi trưởng thành” phải có độ dài của chùm nho từ 5cm trở lên, có màu xanh nõn và giòn tươi. Người nông dân thu hoạch rong nho hoàn toàn bằng tay, cắt tỉa phần chùm nho ra khỏi thân. Rong nho sau thu hoạch phải được rửa bằng nước biển ra vô liên tục để những phần giập, héo trôi theo nước. Rong đã được cắt khỏi thân nhưng vẫn phải sục khí trong suốt 24 giờ và có ánh sáng tự nhiên rọi vào nhằm làm lành vết cắt, sau đó vớt lên để ráo nước và cho vào hộp.
Đó là công nghệ chế biến thô của nông dân, nhưng nếu chỉ dừng ở đây thì rong nho sẽ không giữ được lâu và mất giá. Do đó, để tăng giá trị loại nông sản này, những doanh nghiệp lớn đã tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng nhiều “bí quyết” riêng để bảo quản và chế biến rong nho. Cụ thể, sau công đoạn thu hoạch và làm sạch sơ, rong nho được cho vào quay ly tâm. Phương thức làm sạch này sẽ làm giảm 15%-20% trọng lượng rong, nhưng ngược lại, rong sẽ giữ được lâu. Kế đến, toàn bộ rong nho được đựng trong những hộp nhựa PE trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời, nhằm giữ độ tươi lâu mà không cần để tủ lạnh.
Kỹ sư thủy sản Trần Nam Sơn cho biết: Với người nuôi trồng rong nho, công đoạn hậu thu hoạch cực kỳ quan trọng, được hay mất giá, thành hay bại mỗi mùa rong đều từ khâu này mà ra. Rong nho được xử lý đúng kỹ thuật có thể giữ được 2-3 tuần và giá bán lên đến 200.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so cách xử lý đơn giản.
Với mức giá cao như vậy, rong nho lại dễ nuôi trồng, ít tốn kém… có thể sẽ là bài toán kinh tế hiệu quả cho người nông dân. Những công ty lớn chuyên sản xuất rong nho biển tại Bình Thuận như Công ty Minh Sơn, Công ty Du lịch Vườn Đá, Công ty Hải Nam… dự báo rong nho sẽ trở thành món ăn dinh dưỡng phổ biến tại những vùng không trồng được rau xanh. Do đó, các công ty này đang có kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự đầu tư đơn lẻ, tự phát của từng doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà trồng rong nho xuất khẩu sang Nhật có giá từ 8-10 USD/kg rong nho. Thực tế ở Nhật, rong nho thành phẩm được bán với giá hơn 100 USD/kg. Sự chênh lệch này cho thấy, thị trường rong nho biển sẽ không còn bỏ ngỏ nếu được đầu tư đúng mức, công nghiệp hóa công nghệ sau thu hoạch và có chiến lược hợp tác xây dựng thương hiệu, tiếp thị quảng bá tốt đối với các thị trường xuất khẩu. Nếu có chiến lược nghiên cứu và phát triển đúng hướng, trái nho biển có thể sẽ trở thành thế mạnh cho vùng biển miền Nam Trung bộ trong tương lai gần.
TIÊU HÀ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.