Nguồn tin: Công Thương, 05/07/2009
Ngày cập nhật:
6/7/2009
Vài năm trước, cây cói ở Nga Sơn (Thanh Hóa) lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, hàng làm ra không tiêu thụ được dẫn đến sản xuất đình trệ, cuộc sống của tất cả những người “cùng nhịp đập” với cây cói ở vùng đất Nga Sơn từ doanh nghiệp, người lao động, kinh doanh vận tải… lao đao.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, cây cói ở Nga Sơn như “hồi sinh” trở lại….Vào thời “hoàng kim”, nông dân 8 xã vùng cói ở Nga Sơn tạo ra trên 25.000 tấn cói mỗi năm để sản xuất chiếu bán nội địa và hàng thủ công xuất khẩu. Bình quân cứ 1 lao động trồng cói kéo thêm 1,5 lao động khác có việc làm từ nghề tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trong huyện, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Có năm, do mở rộng được diện tích và tập trung thâm canh, thu hoạch tới 2 đến 3 vụ trên một diện tích nên sản lượng cói của huyện đạt tới 27.600 tấn. Từ chỗ chủ yếu sản xuất các mặt hàng cói thô xuất khẩu, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đã từng bước mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, được nhiều thị trường chấp nhận…
Thế nhưng, cũng có những giai đoạn cây cói “dở sống dở chết” như khi mất thị trường Đông Âu cách đây đã gần hai chục năm, rồi gần đây nhất cây cói Nga Sơn đối mặt với thực trạng không tiêu thụ được do thị trường Trung Quốc “đóng băng”. Năm 2007, 2008 là thời kỳ cây cói bị tác động mạnh do bất lợi về thị trường xuất khẩu, các sản phẩm từ cây cói sụt giá nghiêm trọng, nhiều kho hàng chất đống nằm chờ cả năm trời, hàng trăm lao động bỏ quê đi tìm việc... Công bằng mà nói, ngoài những tác động khách quan thì bản thân Nga Sơn cũng chưa bảo đảm được những yếu tố cần thiết để phát triển nghề cói. Chất lượng các công trình thủy lợi không được cải tạo và nâng cấp phù hợp với điều kiện thâm canh, người dân chưa từ bỏ được tập quán canh tác lạc hậu, chạy theo cơ chế thị trường, không quan tâm đến cải tạo đất. Chất lượng sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cói còn yếu, mẫu mã hàng hóa không được cải tiến, việc xuất khẩu chỉ dừng lại ở nguyên liệu thô sang thị trường Trung Quốc vốn bấp bênh và phụ thuộc. Việc xây dựng thương hiệu cho một vùng cói truyền thống lâu đời cũng không được quan tâm đúng mức...
Với việc ban hành Đề án phát triển kinh tế vùng cói ven biển giai đoạn 2008-2015, Nga Sơn đã tiến hành thực hiện quy hoạch, xác định lại các diện tích trồng cói, trồng lúa, tiến hành hỗ trợ người dân 1,5 triệu đồng/1 ha để chuyển đổi 450 ha cói kém năng suất sang trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở các xã chuyên canh cây cói. Lãnh đạo địa phương cùng với các doanh nghiệp đã thành lập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc, tìm kiếm những bạn hàng uy tín, chú trọng đến thị trường nội địa và đã bước đầu thành công với đầu mối cung cấp chiếu phục vụ quân đội với sản lượng lớn và ổn định. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư ứng trước phân bón, vật tư cho nhân dân trồng cói. Nhiều cơ chế cần thiết để khuyến khích nghề trồng cói và tiểu - thủ công nghiệp bằng việc hỗ trợ mua máy cày, máy dệt chiếu... đã được địa phương đề ra. Phấn khởi hơn là từ đầu năm đến nay, đã có một số doanh nghiệp ở Nga Sơn tìm được thị trường xuất khẩu mới như Nhật, Hàn Quốc, một số nước châu Âu và Mỹ.
Như doanh nghiệp Hoàng Long, tại khu công nghiệp làng nghề huyện Nga Sơn, từ đầu năm đến nay đã có nhiều lô hàng xuất đi các nước châu Âu và Mỹ, xuất hàng trăm ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói, thu gần nửa triệu USD… Cùng với đó, trong Chương trình XTTM đặc biệt cho năm 2009 (theo Quyết định 80 của Chính phủ, sẽ có hiệu lực từ 15/7/2009) có dự án về cói do tỉnh Thanh Hoá đứng ra làm cho rất nhiều tỉnh xung quanh như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình… Đây là những tín hiệu vui cho cây cói Nga Sơn, với những nỗ lực người dân và chính quyền, đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển cây cói, làng nghề phù hợp mong rằng cây cói Nga Sơn sẽ phát triển ổn định hơn, đời sống ngưồi dân vùng cói thoát cảnh bấp bênh.
Huyền Trang
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.