Nguồn tin: Báo Công Thương, 30/11/2009
Ngày cập nhật:
1/12/2009
Mặc dù chưa đến thời vụ gieo trồng rộ, nhưng giá phân bón bỗng nhiên tăng mạnh trong vòng hai tuần trở lại đây. Diễn biến tăng giá phân bón ở Việt Nam trái ngược với thị trường thế giới, đang có xu hướng đột ngột tăng trên diện rộng.
Chỉ là hiện tượng “sốt ảo”
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón đang ở mức thấp, nhưng giá đã tăng 10% so với những đầu tháng 11/2009, giá tăng trung bình từ 200 - 800 đồng/kg. Tại An Giang, hiện phân urê có giá 6.000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với tuần trước; tại Tp.HCM, phân urê đạt mức 6.200 đồng/kg.
Giá urê tại phía Bắc và miền Trung cũng trong xu hướng tăng: tại Hà Nội giá urê đạt 6.200 đồng/kg. Giá phân DAP cũng tăng theo xu hướng chung, mức tăng trung bình từ 100 - 200 đồng/kg, dao động 6.800 - 10.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, giá phân bón tăng do một số nguyên nhân như: tác động của tỷ giá liên ngân hàng giữa VND và USD tăng, dẫn đến khó mua ngoại tệ để thanh toán các lô hàng phân bón nhập khẩu, đã làm tăng giá thành phân bón nhập khẩu. Chênh lệch khi mua USD chợ đen đã làm tăng chi phí nhập khẩu phân bón lên khoảng 20 USD/tấn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối tận dụng biến động của thị trường thế giới đã găm hàng đẩy giá tăng. Thêm nữa, tâm lý đi mua phân bón về tích trữ để chuẩn bị cho vụ đông xuân của bà con nông dân khi thấy giá phân bón tăng cũng làm cho thị trường phân bón “sốt ảo” trong một thời gian ngắn.
Giá phân bón sẽ sớm ổn định trở lại
Ông Hoàng Mạnh Tiến - Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh - Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) cho biết: Hiện tổng số lượng phân bón tồn kho của các đơn vị của VINACHEM khoảng 660.000 tấn. Trong đó, phân lân là 333.000 tấn, phân NPK 310.000 tấn, urê 11.000 tấn. Bên cạnh đó, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đang dự trữ khoảng hơn 200.000 tấn phân urê; từ nay đến cuối năm sẽ sản xuất thêm hơn 120.000 tấn. Hiện VINACHEM cũng đang đẩy mạnh sản xuất đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Đại diện VINACHEM cho biết, từ nay đến tháng 2/2010, cùng với sản xuất thêm và nguồn dự trữ hiện có (660.000 tấn), cộng với nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng sản xuất trong nước của các đơn vị khác thì nhu cầu phân bón cho vụ đông xuân hoàn toàn được đảm bảo.
Ông Quách Đình Diệu - Giám đốc công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: công tác chuẩn bị phân bón cho vụ đông xuân đã được công ty chuẩn bị kỹ càng. Hiện tổng tồn kho của công ty khoảng 400.000 tấn. Từ tháng 7/2009 đến nay, các dây chuyền của công ty đã chạy hết công suất. Dự kiến, đến hết tháng 12, cùng với lượng tồn kho, công ty sẽ có khoảng 450.000 tấn phân bón cung cấp cho thị trường. Như vậy, lượng phân bón cung cấp cho vụ đông xuân hoàn toàn đủ. Ông Diệu còn cho biết thêm, do các loại nguyên liệu công ty đã chủ động nhập và còn dư để sản xuất tới quý I/2010 nên sẽ không có chuyện tăng giá. Ông Nguyễn Tấn Đạt - Giám đốc công ty Phân bón miền Nam - cho biết, giá phân bón ngoại nhập phụ thuộc vào tỷ giá. Hiện nay mặc cho giá nguyên liệu nhập khẩu tăng nhưng do đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ từ trước nên công ty cũng không tăng giá sản phẩm.
Thực tế, nhu cầu sử dụng phân bón hiện nay chỉ tăng cao tại khu vực miền Tây Nam Bộ khi bà con đang xuống giống vụ đông xuân vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Ở Đông Nam Bộ và miền Trung - Tây Nguyên, người dân chuẩn bị cho mùa vụ muộn hơn, dự kiến vào cuối tháng 12. Tại miền Bắc, do vụ đông chỉ có rau mầu, không phải vụ lúa nên nhu cầu phân bón cho cây trồng không nhiều. Các chuyên gia đều nhận định, nguồn cung trong nước hiện đang ở mức cao, đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất tới cuối năm, việc tăng giá phân bón thời gian qua chỉ là “sốt ảo” trong ngắn hạn.
Ông Tiến nhận định, phân bón khó có thể tăng giá, đặc biệt là giá phân urê, bởi hiện tại, giá phân urê trong nước đang phải cạnh tranh với giá phân urê giá thấp từ tiểu ngạch Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên liệu chính để sản xuất phân bón như kali, lưu huỳnh, quặng apatit… cũng không tăng, chính vì thế không có chuyện tăng giá phân bón và giá phân bón sẽ giữ ở mức bình ổn. Vì vậy, cùng với sự chủ động đảm bảo nguồn cung của các doanh nghiệp, chính sách bán hàng đến tận tay bà con nông dân của Đạm Phú Mỹ và 660.000 tấn phân bón từ các đơn vị của VINACHEM, việc “sốt ảo” về phân bón sẽ sớm kết thúc.
Nguyễn Duyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.